68+ Mẫu Thang Thoát Hiểm Dạng Đứng mới 1/2025
Cầu thang thoát hiểm dạng đứng là một phần không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng, nhất là khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Với thiết kế đơn giản nhưng thang thoát hiểm dạng đứng mang đến hiệu quả cao trong việc giúp người dùng có thể di chuyển nhanh chóng ra ngoài khi cần một cách an toàn. Hiện nay loại cầu thang này không chỉ mang tính chất chức năng mà còn rất đa dạng về vật liệu và kiểu dáng. Nhờ đó nó mang đến nhiều sự lựa chọn cũng như phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau. Vậy nên chọn mẫu thang thoát hiểm dạng đứng nào để dùng? Hãy cùng tham khảo ngay các mẫu thang chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về thang thoát hiểm dạng đứng
Bạn sẽ bắt gặp thang thoát hiểm ở rất nhiều công trình khác nhau từ nhà ở, chung cư đến các tòa nhà cao tầng… Vậy bạn đã biết gì về nó? Thang thoát hiểm dạng đứng có tác dụng gì? Những chia sẻ của chúng tôi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cầu thang này.
Thang thoát hiểm dạng đứng là gì?
Thang thoát hiểm dạng đứng hay cầu thang thoát hiểm dạng đứng thường được lắp đặt chủ yếu ở bên ngoài công trình. Tùy vào mục đích sử dụng, thang sẽ làm từ nhiều vật liệu khác nhau như sắt, inox hoặc nhôm… Chúng thường được thiết kế theo phương thẳng đứng và phù hợp với những không gian có diện tích hạn chế. Thang thoát hiểm dạng đứng sẽ dùng vào các trường hợp khẩn cấp như có cháy, nổ hoặc động đất… xảy ra. Nó giúp những người sinh sống bên trong ngôi nhà nhanh chóng di chuyển ra ngoài an toàn, tránh thiệt hại về người.
Tầm quan trọng của thang thoát hiểm dạng đứng
Thang thoát hiểm dạng đứng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi có sự cố cháy, nổ, động đất xảy ra. Cụ thể:
- Đảm bảo an toàn cho con người: Thang thoát hiểm chính là lối thoát nạn thay thế khi cầu thang chính của công trình không thể sử dụng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhờ đó nó giúp giảm thiểu các mất mát về người và tài sản.
- Phù hợp với nhiều không gian hạn chế: Lựa chọn thang thoát hiểm dạng đứng có kích thước nhỏ, gọn nên không chiếm quá nhiều diện tích mặt bằng.Vì thế nó có thể thi công trong nhiều công trình hạn chế về không gian. Chúng ta có thể lắp đặt nó ngoài trời hoặc ở các khu vực khuất.
- Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn và quy định pháp luật: Đối với các tòa nhà cao tầng thì thang thoát hiểm là quy định bắt buộc cần có nhằm đảm bảo an toàn cháy nổ. Nếu bạn không muốn công trình của mình bị ngưng thi công, không được cấp phép xây dựng hãy đừng bỏ qua thang thoát hiểm trong bản vẽ thiết kế nhé.
Ưu và nhược điểm của thang thoát hiểm dạng đứng
Thang thoát hiểm đứng có ưu và nhược điểm gì khi dùng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Ưu điểm của cầu thang thoát hiểm dạng đứng
Khi sử dụng thang thoát hiểm dạng đứng, nó sẽ mang đến những ưu điểm nổi bật sau:
Tiết kiệm không gian
Thang thoát hiểm dạng đứng có thiết kế nhỏ, gọn theo chiều thẳng đứng nên không giống với các loại cầu thang nghiêng hay bậc thang xoắn cần đến nhiều diện tích. Nhờ đó chúng ta có thể thi công nó ở nhiều vị trí, không gian có diện tích hạn chế như nhà phố hay chung cư mini… Ngoài ra với thiết kế theo chiều thẳng đứng nên thang thoát hiểm thông minh này có thể lắp đặt áp sát tường hoặc lắp ở ngoài trời… mà không ảnh hưởng đến diện tích của công trình.
Dễ lắp đặt, bảo trì
Thang thoát hiểm dạng đứng có thiết kế khá đơn giản với các thanh kim loại hoặc thép chống gỉ. Với chi tiết ít và không cần dùng đến quá nhiều ốc vít hay phụ kiện phức tạp nên thời gian lắp đặt thang thoát hiểm nhanh chóng. Ngoài ra, loại thang này còn phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau từ nhà ở, nhà máy cho đến khu công nghiệp…
Việc bảo trì thang thoát hiểm cũng dễ dàng nhờ ưu điểm vật liệu làm thang thoát hiểm bền, khả năng chịu lực, chịu ăn mòn tốt. Nhờ đó khi đứng trước các tác động tiêu cực từ thời tiết thì nó sẽ không nhanh bị hỏng. Để duy trì tuổi thọ, tính thẩm mỹ của thang thoát hiểm, chúng ta chỉ cần lau chùi định kỳ và tiến hành sơn mới nếu có dấu hiệu xuống cấp.
Giá thành hợp lý
So với các loại cầu thang khác như thang máy hay thang cuốn thì thang thoát hiểm dạng thẳng có giá thành hợp lý, phù hợp với những ai có điều kiện tài chính giới hạn. Bởi:
- Thang thoát hiểm dạng đứng có thiết kế đơn giản nên sử dụng ít vật liệu và phụ kiện. Nhờ đó chi phí sản xuất và lắp ráp cầu thang cũng được giảm thiểu.
- Vật liệu sử dụng làm thang thoát hiểm thẳng phổ biến và dễ tìm. Tùy vào sở thích và điều kiện tài chính, chúng ta có thể lựa chọn sắt, inox hoặc nhôm… để làm thang thoát hiểm.
- Chi phí bảo trì thang thoát hiểm đứng thấp nhờ thiết kế đơn giản, vật liệu bền nên có thể dùng trong thời gian dài mà không phải lo bị hỏng.
- Thang thoát hiểm dạng đứng có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau, nhất là khu vực có diện tích nhỏ. Vì thế, chúng ta sẽ tiết kiệm chi phí thi công nền móng hoặc gia cố kết cấu.
Nhược điểm của cầu thang thoát hiểm dạng đứng
Bên cạnh những ưu điểm thì thang thoát hiểm dạng đứng cũng có một số nhược điểm sau bạn nên biết khi quyết định lựa chọn.
Hạn chế về khả năng sử dụng với người già, trẻ em
Mặc dù được được đánh giá cao về khả năng linh hoạt và tiết kiệm diện tích tốt nhưng thang thoát hiểm thẳng lại có nhược điểm hạn chế về khả năng sử dụng với người già và trẻ nhỏ. Bởi:
Thang thoát hiểm thiết kế theo dạng đứng nên không có độ nghiêng nên với những người lớn tuổi sức khỏe yếu hay trẻ nhỏ chưa có khả năng kiểm soát cơ thể thì việc leo cầu thang sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó khoảng cách giữa các bậc thang thường không đủ lớn nên nó có thể gây ra cảm giác không thoải mái thậm chí là nguy cơ trượt ngã nếu người dùng không cẩn thận.
Giới hạn về tải trọng
Đặc điểm của thang thoát hiểm thẳng là thiết kế nhỏ, gọn để tiết kiệm không gian. Vì thế các bậc thang cũng có khoảng cách hẹp và diện tích nhỏ. Điều này dẫn đến khả năng chịu tải trọng lớn cùng lúc là không thể. Cho nên khi có sự cố xảy ra và có quá nhiều người cùng cố gắng di chuyển sẽ rất nguy hiểm.
Thang thoát hiểm đứng thường được làm từ các vật liệu nhẹ như thép, nhôm… nên khả năng chịu lực của nó cũng không tốt. Do đó nếu sử dụng trong trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra tai nạn nếu tải quá nhiều trọng lượng cùng một lúc nhé.
Thiết kế dạng đứng có thể gây khó khăn khi di chuyển nhanh
Khi sử dụng thang thoát hiểm kiểu thẳng đứng, chúng ta phải leo hoặc xuống từng bậc và cần đến sức khỏe cơ bắp, khả năng kiểm soát thăng bằng. Nếu trường hợp có sự cố cháy, nổ… xảy ra thì việc di chuyển nhanh là việc không thể. Nhất là khi đối tượng sử dụng là người già hoặc trẻ nhỏ.
Nếu có quá nhiều người dùng sử dụng thang thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp, việc này sẽ gây ra nguy cơ tắc nghẽn. Sự chậm trễ trong việc di chuyển nhanh sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Phân loại thang thoát hiểm dạng đứng
Thang thoát hiểm dạng đứng có những loại nào? Để giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, người ta sẽ phân loại chúng theo các tiêu chí sau:
Phân loại theo vật liệu
Hiện nay có rất nhiều vật liệu được sử dụng làm thang thoát hiểm. Tùy vào từng loại có sẽ có đặc điểm, ưu điểm và giá thành khác nhau. Chi tiết:
Thang thoát hiểm bằng sắt
Thang thoát hiểm được làm từ các thanh sắt rắn hoặc thép sơn tĩnh điện. Ưu điểm của nó là giá thành hợp lý rất thích hợp cho những công trình cần tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chắc chắn và an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên khi lựa chọn thang thoát hiểm bằng sắt để dùng bạn cần xử lý kỹ và thường xuyên kiểm tra định kỳ để tránh thang sắt bị gỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của công trình nhé.
Thang thoát hiểm bằng thép không gỉ
Thép có độ bền và khả năng chống ăn mòn, va đập tốt nên thường được lựa chọn để làm thang thoát hiểm ngoài trời. Nhờ vào cấu trúc thép chắc chắn nên giúp thang thoát hiểm chắc chắn và dễ dàng sử dụng khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Nhưng thang thoát hiểm bằng thép chống gỉ cũng có nhược điểm là trọng lượng khá nặng nên việc thi công cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể đến nếu bạn không bảo trì đúng cách, cầu thang rất dễ bị gỉ sau thời gian ngắn lắp đặt.
Thang thoát hiểm bằng nhôm
So với các vật liệu khác thang thoát hiểm nhôm có thiết kế nhẹ nhàng và dễ dàng di chuyển hơn. Vì thế rất thích hợp cho những công trình cần tiết kiệm không gian và trọng lượng. Một điểm cộng của thang thoát hiểm làm từ vật liệu nhôm nữa chính là khả năng chống ăn mòn rất tốt nên chúng ta có thể lắp đặt nó trong môi trường ẩm ướt mà không phải lo ngại vấn đề gỉ sét. Mặc dù vậy trong quá trình sử dụng nếu thang thoát hiểm nhôm nếu chịu lực quá lớn hoặc va đập mạnh, nó có thể bị móp hoặc biến dạng. Do đó nếu công trình của bạn yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và khả năng chịu lực lớn hãy cân nhắc trong việc lựa chọn.
Thang thoát hiểm bằng inox
Thang thoát hiểm inox được đánh giá cao về khả năng chống ăn mòn và tính thẩm mỹ cao khi sử dụng. Nhờ ưu điểm này, chúng ta có thể lựa chọn loại thang thoát hiểm này để thi công cho các công trình ngoài trời hoặc khu vực có độ ẩm cao. Trong quá trình sử dụng để duy trì vẻ đẹp và bảo vệ tuổi thọ của cầu thang thoát hiểm, bạn hãy đừng quên việc thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng nó định kỳ nhé. Hiện nay chi phí thi công thang inox khá cao nên với những công trình cần tiết kiệm chi phí thì không nên lựa chọn nhé.
Thang thoát hiểm dạng thẳng bằng bê tông
Đặc điểm của thang thoát hiểm dạng đứng bằng bê tông đó chính là được xây dựng trực tiếp vào kết cấu của công trình. Nhờ đó cầu thang luôn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Không những vậy thang thoát hiểm còn có khả năng chịu lực và chống cháy rất tốt. Vì thế nó là sự lựa chọn lý tưởng dành cho các công trình yêu cầu cao trong an toàn phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên thang thoát hiểm bằng bê tông lại có nhược điểm sau:
- Cầu thang không thể di chuyển hay lắp đặt sang vị trí khác sau khi xây dựng.
- Xây dựng thang thoát hiểm bê tông có chi phí cao hơn các loại vật liệu khác.
Phân loại theo thiết kế
Dựa vào tiêu chí thiết kế, chúng ta có thể phân loại thang thoát hiểm dạng đứng thành những loại sau:
Thang dạng đứng có lồng bảo vệ
Loại thang thoát hiểm này thường được thi công rất nhiều trong các tòa nhà cao tầng, khu công nghiệp… nhất là những công trình yêu cầu cao về an toàn. Các vật liệu chủ yếu được sử dụng làm thang thoát hiểm ngoài thép còn có inox hoặc sắt sơn tĩnh điện… Ưu điểm của loại thang thoát hiểm dạng đứng có lồng bảo vệ chính là phòng tránh nguy cơ người dùng bị rơi hoặc ngã ra khỏi thang. Do đó nếu đối tượng sử dụng có cả người lớn và trẻ nhỏ, chúng ta hoàn toàn yên tâm.
Thang dạng đứng không lồng bảo vệ
Thang thoát hiểm không có lồng bảo vệ xung quanh, cấu tạo của nó chỉ gồm có các thanh dọc hoặc bậc ngang để leo. So với thang dạng đứng có lồng bảo vệ thì nó có những ưu và nhược điểm sau:
- Cầu thang được làm từ các vật liệu như thép, inox… nên có độ bền cao khi sử dụng.
- Ngoài ra, thang thoát hiểm được thiết kế đơn giản nên không chiếm quá nhiều diện tích, không gian công trình. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nó có thể không đảm bảo an toàn nếu như người sử dụng quá lớn tuổi hoặc trẻ còn nhỏ.
- Thiết kế đơn giản nên chi phí lắp đặt sẽ không quá cao lại tiết kiệm thời gian thi công.
Thang thoát hiểm dạng xếp
Thang thoát hiểm dạng xếp rất thích hợp cho những công trình tạm thời hoặc người dùng muốn tiết kiệm không gian. Với ưu điểm có thể xếp gọn khi không sử dụng nữa. Loại thang này thường được làm từ các vật liệu như nhôm hoặc thép nhẹ và có thiết kế rất đơn giản. So với các loại thang thoát hiểm cố định thì giá thành của nó rẻ hơn rất nhiều. Nhưng khi bạn lựa chọn sử dụng thì cần biết các nhược điểm sau:
- Thang thoát hiểm có khả năng chịu được tải trọng lớn kém nên khi có nhiều người cùng sử dụng sẽ không đảm bảo an toàn.
- Khi xảy ra sự cố cháy, nổ hoặc động đất thì yêu cầu thao tác mở thang phải nhanh. Nếu bạn thực hiện chậm chạp, nó có thể làm ảnh hưởng đến thời gian thoát hiểm ra ngoài.
Phân loại theo công năng
Dựa vào công năng sử dụng, thang thoát hiểm dạng đứng sẽ được chia thành hai loại dưới đây. Tùy vào mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng.
Thang thoát hiểm cố định
Loại thanh thoát hiểm cố định này thường được lắp đặt ở những vị trí nhất định như ngoài trời hoặc trong nhà. Để đảm bảo an toàn cho người dùng và khả năng chịu được các tác động từ môi trường, cầu thang sẽ được làm từ các vật liệu gồm thép, inox hoặc nhôm… với lớp chống gỉ sét được xử lý kỹ. Thang thoát hiểm cố định có thiết kế gắn liền với tường hoặc kết cấu công trình nên sau khi lắp không thể di chuyển được. Chúng ta có thể lựa chọn loại thang này cho các công trình lớn như tòa nhà cao tầng hoặc khu dân cư…
Thang thoát hiểm di động
Thang thoát hiểm di động được xem là giải pháp thoát hiểm nhanh chóng cho những căn hộ nhỏ hoặc công trình tạm thời. Bởi cầu thang thoát hiểm có khả năng di chuyển linh hoạt, chúng ta có thể xếp hoặc kéo dài ra khi cần dùng trong trường hợp khẩn cấp. Lựa chọn thang thoát hiểm di động sẽ giúp bạn tiết kiệm diện tích hiệu quả nhờ thiết kế linh hoạt. Tuy nhiên nó không thể chịu được tải trọng lớn nên hạn chế về số lượng người sử dụng. Cho nên bạn hãy lưu ý khi sử dụng nhé.
Tổng hợp các mẫu cầu thang thoát hiểm dạng đứng phổ biến hiện nay
Tham khảo ngay các mẫu cầu thang thoát hiểm dạng đứng dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khi có nhu cầu làm thang thoát hiểm:
Tiêu chuẩn và quy định khi lắp đặt thang thoát hiểm dạng đứng
Đối với các công trình lớn, cầu thang thoát hiểm là yêu cầu bắt buộc cần phải có. Ngoài lựa chọn kiểu dáng phù hợp với công trình thì thang thoát hiểu cũng cần đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn và quy định trong lắp đặt. Để hiểu rõ hơn về điều này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm dạng đứng
Kích thước và khoảng cách: Để đảm bảo an toàn cho người dùng và có đủ không gian khi di chuyển lên-xuống cầu thang, khi lắp đặt cầu thang cần đảm bảo:
- Chiều rộng cầu thang: Tối thiểu 45cm
- Khoảng cách giữa các bậc: 25 – 35cm
- Độ dài tối đa mỗi đoạn thang: Không được quá 6m
Vật liệu sử dụng làm thang thoát hiểm: Vật liệu được sử dụng làm thang thoát hiểm cần đảm bảo chất lượng, khả năng chống ăn mòn, chịu lực tốt. Đi cùng đó là độ dày thích hợp để chịu được tải trọng lớn. Người dùng có thể tham khảo một số vật liệu sau:
- Thép, inox hoặc nhôm: Các vật liệu này được đánh giá cao về độ bền và khả năng chịu lực, chống ăn mòn
- Sơn tĩnh điện hoặc lớp phủ chống gỉ: Khả năng chống ăn mòn tốt
Độ nghiêng: Để giúp tiết kiệm không gian và người dùng dễ dàng tiếp cận khi có sự cố xảy ra, độ nghiêng thang thoát hiểm nên nằm trong khoảng 75° đến 90°.
Chiều cao lồng bảo vệ: Nếu thang thoát hiểm dạng đứng có lồng bảo vệ thì chiều cao của lồng phải trên 3m để đảm bảo an toàn cho người dùng. Đường kính của lồng tối thiểu là 60-70cm.
Khả năng chịu tải: Thang thoát hiểm phải có khả năng chịu được tải trọng từ 300-500kg để tránh bị sập, gãy hay biến dạng khi có nhiều người cùng sử dụng.
Quy định an toàn cho thang thoát hiểm dạng đứng
Nếu không may có sự cố cháy, nổ hay động đất xảy ra thì thang thoát hiểm chính là con đường quan trọng giúp người bị nạn an toàn thoát khỏi khu vực nguy hiểm để ra ngoài. Do đó việc lắp đặt thang thoát hiểm dạng đứng đảm bảo các quy định an toàn rất cần thiết. Việc đảm bảo các quy định an toàn còn giúp người dùng tránh được các tai nạn như trượt, ngã hay sập thang… trong điều kiện hoảng loạn nữa nhé.
Vị trí lắp đặt
Thang thoát hiểm sẽ được thi công cả trong nhà và ngoài trời tùy vào sở thích, diện tích của công trình… Tuy nhiên dù lắp đặt ở vị trí nào đi chăng nữa thì thang thoát hiểm dạng đứng cũng cần đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Thang thoát hiểm lắp đặt ở ngoài trời: Người dùng cần lựa chọn vị trí thoáng và dễ tiếp cận. Không xuất hiện các vật cản làm che khuất đi tầm nhìn của người sử dụng.
- Lối thoát dẫn đến thang: Vị trí lắp đặt thang thoát hiểm phải đảm bảo không gặp chướng ngại vật gây cản trở người dùng lưu thông khi có sự cố xảy ra.
Hệ thống chống trơn trượt
Cầu thang thoát hiểm sẽ được dùng chủ yếu vào những trường hợp khẩn cấp. Do không xác định được chính xác thời gian cần dùng đến nên cầu thang luôn trong tình trạng đảm bảo an toàn với người sử dụng. Để tránh gây ra các tai nạn không đáng có khi di chuyển, chúng ta cần trang bị hệ thống chống trơn trượt cho thang thoát hiểm. Cụ thể bề mặt bậc của thang cần được phủ lớp chống trơn trượt, ngoài ra chúng ta cũng nên kiểm tra thang thoát hiểm định kỳ nhằm chắc chắn rằng thang thoát hiểm vẫn sử dụng tốt khi cần dùng đến.
Biển báo và hướng dẫn
Khi có sự cố xảy ra, tâm lý chúng ta thường rất hoảng loạn nên không thể quan sát mọi thứ một cách tổng quát. Vì thế để giúp người gặp nạn nhanh chóng di chuyển đến thang thoát hiểm nhanh thì việc gắn biển báo chỉ dẫn thoát hiểm và hướng dẫn sử dụng dễ hiểu và ở những vị trí dễ nhìn thấy rất quan trọng. Vì thế bạn hãy lưu ý đến vấn đề này nhé.
Quy định kiểm tra và bảo trì
Thang thoát hiểm muốn duy trì được tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ thì việc kiểm tra và bảo trì định kỳ rất cần thiết. Chúng ta nên kiểm tra thang thoát hiểm ít nhất 1 lần/năm. Việc này sẽ giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện ra những hư hỏng có thể xảy ra ở cầu thang. Từ đó kịp thời sửa chữa và khắc phục đảm bảo an toàn cho người dùng khi sự cố xảy ra. Nhất là với những khu vực có độ ẩm cao hay lắp đặt ngoài trời thì chúng ta cần lựa chọn thêm các biện pháp chống ăn mòn để thang thoát hiểm có thể dùng được trong thời gian dài nữa nhé.
Phòng chống cháy nổ
Ngoài đảm bảo thang thoát hiểm có thể dùng ngay trong trường hợp khẩn cấp thì lựa chọn vật liệu làm cầu thang là gì cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Để phòng chống cháy nổ xảy ra, chúng ta nên lựa chọn những loại vật liệu có khả năng chịu nhiệt làm cầu thang thoát hiểm dạng đứng. Nhờ đó sẽ giúp tránh được các trường hợp hỏa hoạn có thể xảy ra nữa nhé.
Lắp đặt thang thoát hiểm dạng đứng yêu cầu đảm bảo các tiêu chuẩn và quy định thiết kế cũng như an toàn khi dùng. Vì thế nếu bạn muốn thang thoát hiểm hoạt động hiệu quả cũng nhưng giảm thiểu các rủi ro về người và tài sản hãy tìm đến các địa chỉ cung cấp dịch vụ làm cầu thang chuyên nghiệp nhất.
Quy trình lắp đặt thang thoát hiểm dạng đứng
Muốn thang thoát hiểm dạng đứng luôn mang đến an toàn và hiệu quả sử dụng cao khi có sự cố thì quy trình lắp đặt cầu thang yêu cầu cao về sự cẩn thận cũng như kỹ thuật. Vì vậy để giúp bạn hình dung dễ hơn, chúng tôi xin chia sẻ các bước lắp đặt cầu thang thoát hiểm dạng đứng như sau thật chi tiết nhé.
Khảo sát và lập kế hoạch
- Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt thang thoát hiểm ở vị trí nào? Mặt bên, mặt sau hay bên trong công trình, cần đảm bảo rằng vị trí lắp đặt vừa thuận tiện cho việc di chuyển lại không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình.
- Bước 2: Tiến hành đánh giá khả năng chịu lực của tường hoặc sàn nhà nơi chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt thang thoát hiểm.
- Bước 3: Sau khi đã xác định được vị trí và yên tâm tường và nền chắc chắn, chúng ta hãy chọn vật liệu phù hợp để làm cầu thang. Để đảm bảo tuổi thọ của cầu thang, chúng ta nên chọn các vật liệu có độ bền cao và khả năng chống cháy tốt.
Chuẩn bị vật tư và công cụ
- Bước 1: Sau khi thang thoát hiểm đã được gia công đúng với kích thước bản vẽ, chúng ta trước khi lắp đặt cần chuẩn bị các vật tư như bulong, thanh đỡ, máy khoan, thước đo…
- Bước 2: Tiến hành lắp đặt cầu thang thoát hiểm theo các vị trí đã đánh dấu trước. Trong quá trình này cần đảm bảo khoảng cách giữa các bậc thang và tường sao cho phù hợp với các quy chuẩn an toàn. Sau đó lần lượt lắp các bộ phận cố định cho chắc chắn, tiếp theo là tay vịn, phụ kiện đi kèm.
- Bước 3: Cuối cùng sau khi hoàn thiện, chúng ta sẽ làm sạch bề mặt thang thoát hiểm giúp loại bỏ bụi bẩn cũng như các mảnh vụn còn sót lại nhằm đảm bảo công trình sạch, đẹp và không nguy hiểm cho người dùng khi cầm, nắm sử dụng
Kiểm tra và nghiệm thu
Trước khi bàn giao công trình cho người dùng, đơn vị thi công cần làm:
- Kiểm tra lại tải trọng của cầu thang để yên tâm rằng nó không bị rung lắc hay cong vênh trong quá trình sử dụng.
- Kiểm tra lại kích thước, khoảng cách giữa các bậc… để đảm bảo rằng tất cả các thông số đều đáp ứng các quy định khi làm cầu thang thoát hiểm cho các công trình cao tầng.
Có cần gia cố tường trước khi lắp đặt thang thoát hiểm dạng đứng không?
Đây cũng là một trong những câu hỏi mà bất kỳ ai lần đầu lắp đặt cầu thang thoát hiểm dạng đứng đều thắc mắc. Do đó chúng tôi sẽ giải đáp ngay dưới đây.
Khi nào cần gia cố tường?
Trước khi lắp đặt thang thoát hiểm vào tường, bạn cần cân nhắc những vấn đề sau:
- Tường yếu hoặc đã xuống cấp: Nếu tường nhà bạn đã có dấu hiệu nứt, chịu được trọng tải yếu do làm từ các vật liệu chất lượng kém thì cần gia cố lại trước khi lắp đặt cầu thang.
- Cầu thang thoát hiểm lớn và nặng: Thang thoát hiểm được làm từ vật liệu có trọng lượng quá nặng và kích thước lớn. Số người sử dụng nhiều dẫn đến tải trọng tăng và điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng nên cần gia cố tường trước.
- Vị trí lắp đặt cầu thang: Thang thoát hiểm lắp đặt ở những khu vực không thuận lợi như gió mạnh, thường xuyên chịu tác động tiêu cực từ thời tiết…
Nếu gặp phải những vấn đề trên chúng ta cần tiến hành gia cố lại tường, hãy đảm bảo tường chắc chắn để sau khi lắp cầu thang không gây ra các sự cố đáng tiếc cho người dùng nhé.
Phương pháp gia cố tường
Vậy gia cố lại tường bằng cách gì? Để yên tâm tường nhà bạn đủ chắc chắn giúp cố định cầu thang và không gây nguy hiểm cho người dùng nếu có sự cố xảy ra, chúng ta có thể chọn một trong những phương pháp sau:
Phương pháp 1: Gia cố tường bằng khung thép hoặc bê tông
Với các tòa nhà cao tầng hoặc khu công nghiệp, chúng ta nên áp dụng phương pháp gia cố này nếu kiểm tra và thấy tường không đảm bảo chắc chắn.
Cách thực hiện:
- Tiến hành lắp đặt khung thép hoặc cột bê tông chạy dọc theo tường
- Hàn chặt khung thép vào nền hoặc cột chịu lực chính của công trình
- Tiếp theo cột bê tông được đổ bổ sung tại vị trí cần gia cố lại. Để tăng khả năng chịu lực của cột, chúng ta có thể dùng thêm lõi thép ở bên trong.
Phương pháp này sẽ giúp chúng ra giảm được áp lực lên một điểm cố định trên tường. Nhờ đó giúp tăng khả năng chịu lực của toàn bộ hệ thống cầu thang tốt hơn.
Phương pháp 2: Tăng cường độ dày của tường
Khi tải trọng của thang quá lớn nhưng tường công trình lại yếu bạn nên gia công lại tường bằng cách tăng cường độ dày của bức tường lên. Cách thực hiện như sau:
Cách thực hiện:
- Tại vị trí bức tường cũ, chúng ta sẽ bổ sung thêm lớp bê tông hoặc xi măng có độ dày lớn hơn. Tùy vào tải trọng của cầu thang và điều kiện thực tế mà độ dày của tường có thể thay đổi giao động từ 10 – 20cm.
- Cần xử lý bề mặt tường cũ, tạo độ nhám trước khi thêm lớp tường mới. Có như vậy bê tông hoặc xi măng sau khi đổ mới bám vào tường cũ chắc chắn hơn.
Với phương pháp gia công này rất đơn giản phù hợp với những bức tường làm từ gạch hoặc xi măng. Nó sẽ giúp bức tường cũ công trình có khả năng chịu lực tốt hơn và tránh trường hợp cầu thang bị đỗ, sập khi có nhiều người cùng sử dụng một lúc.
Phương pháp 3: Sử dụng thanh đỡ bổ sung
Chúng ta có thể lựa chọn phương pháp này cho những bức tường của các tòa nhà cao tầng hoặc khu vực chịu tải trọng lớn. Sử dụng thanh đỡ bổ sung có tác dụng giúp phân tán lực tác động lên nhiều điểm thay vì một điểm. Nhờ đó sẽ giúp giảm sự rung lắc tăng tính ổn định cho cầu thang khi sử dụng.
Cách thực hiện:
- Lắp đặt các thang đỡ ngang hoặc dọc kết nối thang thoát hiểm với cấu trúc chính của công trình.
- Hàn hoặc gắn bu lông cố định thang đỡ tùy vào từng vị trí.
Tác hại nếu không gia cố tường trước khi lắp thang thoát hiểm dạng đứng
Nếu bạn bỏ qua việc kiểm tra và gia cố lại tường trong trường hợp cần thiết trước khi lắp thang thoát hiểm sẽ mang đến rất nhiều nguy hiểm cho người dùng và công trình. Cụ thể:
- Tường của bạn có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào. Và nếu có người sử dụng rất nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng con người.
- Tường bị yếu, không đảm bảo chắc chắn nhưng không gia công lại có thể gây ra tình trạng thang bị rung lắc. Thậm chí thang bị bung ra khỏi tường gây nguy hiểm cho người sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
- Ngoài ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng thì không gia cố lại tường còn làm tăng chi phí sửa chữa cầu thang nhiều hơn nữa nhé. Bởi việc khắc phục cầu thang bị hỏng sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Ngoài ra chưa kể đến việc, bạn phải mời các chuyên gia hoặc đơn vị thi công chuyên nghiệp có kinh nghiệm về tư vấn, hỗ trợ nữa.
Trên đây là những phương pháp giúp gia cố tường nhà trước khi lắp đặt thang thoát hiểm. Do đó để cải thiện khả năng chịu lực của tường và tăng tuổi thọ của thang thoát hiểm, bạn hãy đừng bỏ qua nhé.
Ứng dụng thực tế của thang thoát hiểm dạng đứng
Thang thoát hiểm dạng đứng được xem là giải pháp an toàn được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều công trình cao tầng hiện nay. Dưới đây là một số ứng dụng thực tế của cầu thang hiện nay, bạn nên biết.
Thang thoát hiểm dạng đứng cho nhà phố
Thang thoát hiểm chủ yếu được làm từ thép hoặc inox chịu lực…. và lắp đặt phía sau ngôi nhà hoặc trên các mặt tường kín để người dùng sử dụng khi có sự cố như hỏa hoạn hay động đất… xảy ra. Loại thang này có thiết kế đơn giản nên rất thích hợp cho những nhà phố hạn chế về diện tích. Ngoài đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì cầu thang còn được thiết kế rất hài hòa với không gian nhà phố nữa nhé.
Thang thoát hiểm dạng đứng cho khu chung cư
So với các công trình xây dựng khác thì cầu thang thoát hiểm cho khu chung cư thường yêu cầu đảm bảo các yêu cầu trong phòng cháy chữa cháy. Vì thế thang thoát hiểm thường được làm từ những vật liệu có độ bền cao khi dùng như inox hoặc thép mạ kẽm… và thiết kế với kích thước tiêu chuẩn. Để đảm bảo an toàn cho người dùng khi có sự cố xảy ra, cầu thang còn được trang bị thêm lưới bảo vệ bên ngoài hoặc tay vịn chắc chắn. Hiện nay thang thoát hiểm dạng đứng thường được lắp ở bên ngoài các tòa nhà chung cư cao tầng. Do đó khi có sự cố xảy ra, thang máy hoặc thang bộ không dùng được nữa, người dân sống trong khu chung cư có thể thoát ra ngoài nhờ vào thang thoát hiểm.
Thang thoát hiểm dạng đứng trong các khu công nghiệp
Thang thoát hiểm được lắp đặt ở bên ngoài nhà xưởng hoặc các công trình cao tầng khu công nghiệp dùng cho những trường hợp nguy hiểm như cháy nổ, rò rỉ hóa chất… Đặc điểm của thang thoát hiểm khi lắp đặt trong các khu công nghiệp thường là chịu được trọng tải lớn và khả năng chống cháy tốt. Ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn lao động thì loại thang thoát hiểm này cũng mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dùng từ vật liệu cho đến kiểu dáng… nữa nhé.
Thang thoát hiểm hiện nay được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều công trình khác nhau từ nhà phố cho đến khu chung cư… Tuy nhiên dù được lắp đặt ở đâu thì cầu thang cũng cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn. Có như vậy mới mang đến hiệu quả sử dụng như bạn mong muốn.
Báo giá thang thoát hiểm dạng đứng mới nhất
Giá thang thoát hiểm dạng đứng bao nhiêu tiền? Tìm hiểu giá cầu thang trước khi thi công rất cần thiết, nó giúp bạn chọn được đơn vị thi công có chi phí tốt nhất và yên tâm thanh toán. Vì thế bảng giá chúng tôi chia sẻ dưới đây, bạn hãy tham khảo ngay nhé.
Cầu thang | Vật liệu sử dụng | Cấu tạo | Giá thành |
Thang sắt | Sắt sơn tĩnh điện | Đơn giản | 1.000.000 – 1.500.000 VNĐ |
Phức tạp | 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ | ||
Thang nhôm | Nhôm hợp kim | Đơn giản | 1.200.000 – 1.800.000 VNĐ |
Phức tạp | 1.800.000 – 2.300.000 VNĐ | ||
Thang inox | Inox 304 | Đơn giản | 1.800.000 – 2.500.000 VNĐ |
Phức tạp | 2.500.000 – 3.500.000 VNĐ | ||
Thang kính | Kính cường lực | Đơn giản | 2.500.000 – 3.500.000 VNĐ |
Phức tạp | 3.500.000 VNĐ trở lên |
Yếu tố ảnh hưởng đến giá thành thang thoát hiểm dạng đứng
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến giá thang thoát hiểm? Nếu bạn đang băn khoăn về điều này hãy đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Vật liệu sử dụng làm thang thoát hiểm dạng đứng
Hiện nay có rất nhiều vật liệu khác nhau để chúng ta lựa chọn làm thang thoát hiểm dạng đứng. Bên cạnh sắt còn có inox hoặc kính cường lực. Tùy vào mỗi loại vật liệu sẽ có những đặc điểm và giá thành khác nhau. Vì thế tùy vào điều kiện tài chính cũng như sở thích giúp người dùng nhanh chóng đưa ra quyết định của mình.
- Sắt: Là một trong những vật liệu được nhiều người lựa chọn để làm thang thoát hiểm. Đặc điểm của loại vật liệu này chính là dễ gia công, khả năng chịu lực tốt, giá thành rẻ.
- Inox: Loại vật liệu này được người dùng đánh giá cao về khả năng chống ăn mòn và oxy hóa tốt. Ngoài ra thang thoát hiểm inox còn bền, đẹp theo thời gian.
- Kính cường lực: Kính mang đến vẻ đẹp hiện đại cho công trình. Không những vậy, nó còn đảm bảo an toàn cũng như tính thẩm mỹ của công trình. So với các loại vật liệu khác thì thang thoát hiểm bằng inox sẽ có giá thành cao hơn.
Kích thước thang thoát hiểm dạng đứng
Kích thước của thang thoát hiểm cũng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cầu thang thoát hiểm. Với những mẫu thang thoát hiểm càng cao, kích thước càng lớn… thì giá sẽ cao hơn. Bởi để hoàn thành công trình thì cần dùng đến nhiều vật liệu cũng như thời gian để hoàn thiện.
Thiết kế cầu thang thoát hiểm dạng đứng
Cầu thang dù phục vụ cho mục đích thoát hiểm cũng cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cao. Chính vì thế sự đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng là điều tất yếu. Hướng đến những đối tượng khách hàng cùng các phong cách thiết kế khác nhau nên thang thoát hiểm dạng đứng sẽ có rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng để lựa chọn. Ngoài các mẫu thang thiết kế đơn giản còn có thang thoát hiểm với nhiều chi tiết phức tạp. Và nếu chiếc cầu thang bạn chọn có yêu cầu cao về kết cấu và tính thẩm mỹ thì chi phí chắc chắn cao hơn và ngược lại. Vì thế, bạn hãy lưu ý khi lựa chọn nhé.
Vị trí lắp đặt thang thoát hiểm dạng đứng
Thang thoát hiểm có thể thi công bên trong hoặc bên ngoài công trình. Tùy vào từng vị trí lắp đặt khó tiếp cận hay dễ, sử dụng kỹ thuật cao hay đơn giản thì chi phí thang thoát hiểm sẽ có sự thay đổi. Ngoài ra với những mẫu thang thi công ngoài trời thường có chi phí nhiều hơn. Bởi để đảm bảo tuổi thọ của công trình trước các tác động của thời tiết thì cầu thang cần được xử lý chống gỉ nên dẫn đến làm tăng chi phí thi công.
Thời điểm sử dụng dịch vụ
Giá vật liệu trên thị trường sẽ có sự biến động nên tùy vào từng thời điểm chi phí thang thoát hiểm cũng thay đổi. Ngoài ra chúng ta còn chưa kể đến các yếu tố như chi phí thuê nhân công, phương tiện vận chuyển… Vì thế để yên tâm khi thanh toán, người dùng nên liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp dịch vụ, sản phẩm cập nhật bảng giá mới nhất nhé.
Đơn vị cung cấp dịch vụ thi công cầu thang
Kinh tế phát triển kéo theo sự đầu tư về cơ sở vật chất nên chúng ta không có gì phải ngạc nhiên khi các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm. Để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như người dùng thì thang thoát hiểm nhất định cần phải có, nó rất quan trọng trong những trường hợp có sự cố xảy ra. Vì thế để yên tâm về chất lượng, tính an toàn của cầu thang thoát hiểm khi dùng, chúng ta nên lựa chọn các đơn vị thi công uy tín, có tên tuổi trên thị trường. Đơn vị thi công càng có tiếng tăm thì chi phí làm thang thoát hiểm càng nhiều.
Trên đây là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá thang thoát hiểm dạng đứng hiện nay. Việc bạn tìm hiểu kỹ sẽ giúp chúng ta nhanh chóng lựa chọn được mẫu thang thoát hiểm phù hợp và yên tâm hơn khi thanh toán nữa nhé.
Đọc thêm: Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Bảng Giá Cầu Thang Xoắn Trên Thị Trường
Các lỗi thường gặp khi sử dụng thang thoát hiểm dạng đứng và cách khắc phục
Trong quá trình sử dụng, thang thoát hiểm cũng khó tránh khỏi lỗi. Vậy đó là những lỗi gì? Cách khắc phục ra sao?
Thang thoát hiểm bị gỉ sét
Nếu thang thoát hiểm của bạn làm bằng sắt hoặc kim loại trong quá trình sử dụng có thể bị gỉ sét. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi này, trong đó chúng ta có thể kể:
- Thang thoát hiểm không được xử lý chống gỉ hoặc không được phủ sơn bên ngoài để bảo vệ bề mặt.
- Ngoài ra, thang thoát hiểm có thể bị gỉ sét do tác động tiêu cực từ thời tiết như mưa, nắng… trong thời gian dài và liên tục.
Để khắc phục lỗi trên, chúng ta hãy tiến hành xử lý vị trí bị gỉ và sơn lại bề mặt để tránh gỉ sét lan rộng ảnh hưởng đến độ bền, tính thẩm mỹ của công trình. Và đừng quên trong quá trình dùng hãy thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng cầu thang định kỳ nữa nhé. Việc này sẽ giúp người dùng nhanh chóng phát hiện ra các hỏng hóc, từ đó khắc phục sớm tránh để thang thoát hiểm hư hỏng nặng.
Trơn trượt khi sử dụng
Bạn đã từng gặp vấn đề này khi dùng thang thoát hiểm dạng đứng chưa? Nếu cầu thang nhà bạn khi sử dụng có thể gây ra nguy hiểm cho người dùng vì trượt, ngã hãy đừng quá lo lắng nhé. Nguyên nhân gây ra lỗi này thường là:
- Bề mặt bậc thang trước khi đi vào thi công không được trang bị thêm lớp chống trượt
- Cầu thang bị ướt do nước, mưa nếu lắp đặt ngoài trời nên làm bạn bị trượt ngã khi sử dụng.
Để khắc phục lỗi trên tránh gây ra nguy hiểm cho người dùng, chúng ta cần nhanh chóng lắp thêm lớp chống trơn trượt cho bề mặt bậc thang như cao su hoặc lớp sơn chống trượt. Nếu thang thoát hiểm thi công ở bên ngoài hãy lắp đặt thêm mái che và cần có hệ thống thoát nước.
Thang thoát hiểm dạng đứng bị tắc nghẽn hoặc bị vật cản
Đây cũng là một trong những lỗi chúng ta cũng có thể gặp trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến thang thoát hiểm bị tắc nghẽn, bạn nên biết để tránh.
- Không có kế hoạch dọn dẹp quanh khu vực thang thoát hiểm và điều này dẫn đến mọi thứ trở nên bề bộn, lộn xộn gây khó khăn khi chúng ta cần dùng thang thoát hiểm.
- Lối thoát hiểm có thể bị chặn lại bởi cây cối hoặc đồ đạc.
Trong trường hợp này, người dùng cần nhanh chóng lập ra kế hoạch dọn dẹp định kỳ xung quanh khu vực thang thoát hiểm. Có như vậy mới đảm bảo an toàn và không làm chậm thời gian thoát hiểm của người dùng khi có sự cố xảy ra.
Thiếu hướng dẫn sử dụng thang thoát hiểm dạng đứng
Đối với những công trình cao tầng, thang thoát hiểm cần đảm bảo phù hợp với các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta lại thiếu sót trong việc hướng dẫn sử dụng thang thoát hiểm như thế nào cho đúng cách. Từ đó dẫn đến thời gian thoát ra ngoài khi có sự cố do không tìm thấy biển báo chỉ dẫn rõ ràng. Vì vậy để khắc phục lỗi trên, chúng ta cần:
Tiến hành lắp đặt biển bảo có chỉ dẫn rõ ràng khu vực thang thoát hiểm. Đối với thang lắp đặt tại các khu chung cư hoặc khu công nghiệp… cần hướng dẫn cư dân, công nhân, nhân viên sử dụng. Nhờ đó khi có sự cố cháy, nổ hoặc động đất xảy ra sẽ nhanh chóng dùng thang thoát hiểm ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Sử dụng quá tải thang thoát hiểm dạng đứng
- Việc sử dụng thang thoát hiểm vượt quá số lượng người được cho phép sẽ mang đến rất nhiều hậu quả.
- Tuổi thọ của thang thoát hiểm sẽ bị giảm do chịu tải trọng quá lớn dẫn đến các bộ phận như thanh giằng, mối hàn… bị biến dạng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cả hệ thống cầu thang mà còn gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Cầu thang thoát hiểm khi chịu tải trọng quá lớn còn có thể gây mất ổn định dẫn đến tình trạng bị rung lắc, thậm chí là đổ sập. Cho nên, bạn cần tìm hiểu kỹ về tải trọng cho phép của thang thoát hiểm. Tuyệt đối tránh tính trạng chen lấn, xô đẩy nhau lên thang thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Bởi nó không chỉ làm chậm thời gian thoát ra ngoài mà còn có thể gây ra các tai nạn như trượt, ngã, mắc kẹt rất nguy hiểm cho bạn nữa nhé.
Có bắt buộc lắp thang thoát hiểm dạng đứng trong nhà phố hay không?
Có bắt buộc phải lắp thăng thoát hiểm dạng đứng trong nhà phố không? Câu trả lời là không bắt buộc với tất cả công trình bạn nhé. Việc lắp đặt thang thoát hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như quy định pháp luật, mức độ an toàn mong muốn… Để giúp bạn dễ hiểu hơn, những chia sẻ của chúng tôi dưới đây hãy đừng vội bỏ qua.
Quy định pháp luật liên quan
Theo quy đinh của Luật Phòng cháy chữa cháy
- Nhà ở riêng lẻ: Nếu nhà ở riêng lẻ không tồn tại các rủi ro cao như hoạt động kinh doanh hay nhà cao trên 5 tầng, chúng ta sẽ không bắt buộc phải lắp đặt cầu thang thoát hiểm dạng đứng và ngược lại. Việc lắp đặt thêm thang thoát hiểm sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Nhà ở kết hợp với kinh doanh: Nếu nhà phố bạn ở có nhiều tầng và kết hợp làm kinh doanh thì cần lắp đặt cầu thang thoát hiểm. Việc này sẽ giúp người ở cũng như khách hàng an toàn ra ngoài khi có sự cố xảy ra.
Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng
Theo tiêu chuẩn thiết kế về xây dựng nhà ở thì không bắt buộc phải lắp đặt thang thoát hiểm dạng đứng. Tuy nhiên thì một số tiêu chuẩn khuyến kích người dùng nên lắp đặt. Bởi với những ngôi nhà phố cao tầng, diện tích hẹp có một lối thoát duy nhất ra ngoài thì trang bị thêm thang thoát hiểm sẽ giúp tăng cơ hội thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm khi có sự cố cháy, nổ nhanh hơn.
Khi nào cần và không cần lắp đặt thang thoát hiểm?
Trường hợp cần lắp đặt thang thoát hiểm:
- Nhà phố có từ 5 tầng trở lên
- Nhà phố kết hợp với kinh doanh
- Nhà phố có diện tích hẹp và chỉ có một lối thoát ra ngoài duy nhất
Trường hợp không bắt buộc lắp thang thoát hiểm:
- Nhà phố chỉ tối đa 2 tầng có lối thoát hiểm thuận tiện
- Nhà phố không kết hợp với các hoạt động kinh doanh hoặc có nhiều người lưu trú
- Nhà phố xây dựng trong khu vực không yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy chữa cháy
Đứng trước những vụ cháy gây mất mát lớn về tài sản và con người, chúng ta rút ra được bài học lớn trong việc cần đến một lối thoát hiểm nhanh chóng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, nhất là khi bạn sống trong khu vực có rủi ro cao. Vì thế nếu có điều kiện, chúng ta nên trang bị thang thoát hiểm cho ngôi nhà của mình nhé.
Làm thế nào để thang thoát hiểm dạng đứng không làm mất thẩm mỹ cho ngôi nhà?
Thang thoát hiểm dạng đứng thường được lắp đặt chủ yếu ở bên ngoài công trình và dễ nhìn thấy. Cho nên làm thế nào để cầu thang không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình cũng được nhiều người quan tâm. Vậy bạn đã biết cách? Nếu chưa, những chia sẻ của chúng tôi dưới đây chắc chắn rất có ích đối với bạn.
Chọn vật liệu làm thang thoát hiểm dạng đứng phù hợp
Có rất nhiều loại vật liệu khác nhau để bạn lựa chọn làm thang thoát hiểm dạng đứng. Tùy vào mỗi loại sẽ có những đặc điểm và lợi thế riêng khi dùng. Cụ thể:
- Thép sơn tĩnh điện: Đây là một trong những vật liệu được nhiều người lựa chọn để làm thang thoát hiểm. Đặc điểm của thép sơn tĩnh điện chính là màu sẵ hài hòa với công trình nên phù hợp với mọi phong cách kiến trúc khác nhau từ hiện đại cho đến cổ điển, tân cổ điên…
- Iox: Đặc điểm của inox là bề mặt sáng bóng và có độ bền cao khi dùng. Với những ngôi nhà thiết kế theo phong cách tối giản hãy chọn inox để làm thang thoát hiểm dạng đứng nhé. Nó sẽ giúp mang đến vẻ đẹp hiện đại cho công trình và hài hòa với tổng thể ngoại thất của ngôi nhà.
- Kính cường lực: Kính cường lực với vẻ đẹp hiện đại, trong suốt giúp người nhìn cảm nhận không gian thoáng đãng và dễ quan sát hơn khi dùng. Ngoài ra thì cầu thang kính cường lực cũng được đánh giá cao về độ bền khi sử dụng.
Thiết kế thang thoát hiểm dạng đứng đơn giản, gọn gàng
Ngoài lựa chọn vật liệu phù hợp để làm thang thoát hiểm thì chọn kiểu dáng, thiết kế như thế nào cũng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình. Vì thế bạn hãy chú ý điều sau khi chọn cầu thang:
- Nên lựa chọn những mẫu thang thoát hiểm dạng đứng có thiết kế tối giản tránh các chi tiết rườm rà, phức tạp.
- Lựa chọn đường kính, độ dày cầu thang vừa đủ tránh quá dày làm cầu thang có cảm giác nặng nề khi nhìn thấy.
Tích hợp với kiến trúc ngôi nhà
Để thang thoát hiểm vừa đảm bảo an toàn lại không gây mắt thẩm mỹ của ngôi nhà, chúng ta khi chọn cầu thang hãy chú ý chọn màu sắc cầu thang sao cho tương đồng với màu sơn tường nhé. Việc này không chỉ để tạo điểm nhấn mà còn có tác dụng không làm người nhìn cảm thấy rối mắt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thang thoát hiểm với các mảng xanh để tạo nên điểm nhấn và che đi phần khung thang thoát hiểm. Như vậy khi nhìn vào cầu thang vẫn rất hài hòa với kiến trúc bên ngoài của ngôi nhà.
Lựa chọn vị trí lắp đặt thông minh
Cầu thang thoát hiểm nếu đặt đúng vị trí sẽ không làm mất đi vẻ đẹp của ngôi nhà. Cho nên nếu bạn có ý định lắp thang thoát hiểm bên ngoài hãy yên tâm nhé. Chúng ta hãy đặt thang thoát hiểm dạng đứng ở những vị trí sau:
- Đặt thang thoát hiểm nằm phía sau hoặc bên hông ngôi nhà: Những vị trí này không ảnh hưởng đến việc sử dụng của người dùng trong trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó những vị trí này sẽ không làm người nhìn chú ý, tuyệt đối không nên lắp cầu thang thoát hiểm đối diện mặt tiền.
- Để không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình, chúng ta hãy lắp đặt thang ở phía sau cột trang trí hoặc kết hợp với ban công để giảm sự nổi bật của nó. Hoặc bạn cũng có thể ẩn nó sau cửa giả hoặc tấm chắn vừa tạo cảm giác liền mạch với tường lại nhìn rất hài hòa với thiết kế ngôi nhà.
Bảo trì và vệ sinh thường xuyên
Thang thoát hiểm dạng đứng lắp đặt ở bên ngoài sẽ thường xuyên chịu tác động của mưa, nắng… Vì thế nếu không được bảo trì và vệ sinh định kỳ, cầu thang rất nhanh bị xuống cấp và xuất hiện gỉ sét. Do đó để không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ cầu thang cũng như tính thẩm mỹ của công trình, người dùng hãy chú ý làm sạch cầu thang thường xuyên. Và tiến hành sơn mới khi phát hiện thang thoát hiểm bị gỉ sét nhé.
Mẹo bảo dưỡng và vệ sinh thang thoát hiểm dạng đứng để tăng độ bền
Bảo dưỡng và vệ sinh thang thoát hiểm chính là một trong những bí quyết giúp bạn có thể duy trì được vẻ đẹp cũng kéo dài tuổi thọ của nó. Vậy bạn đã biết cách? Hãy bỏ túi ngay một số mẹo hữu ích dưới đây mà chúng tôi chia sẻ nhé.
Vệ sinh thang thoát hiểm dạng đứng định kỳ
Tùy vào tình trạng cầu thang, chúng ta có thể tiến hành vệ sinh định kỳ 1 lần/tháng hoặc sớm hơn nếu cảm thấy cầu thang bị bẩn, ẩm ướt.
- Loại bỏ bụi bẩn: Để loại bỏ hết các bụi bẩn bám trên bề mặt cầu thang, bạn hãy dùng chổi lông mềm hoặc máy hút bụi.
- Làm sạch gỉ sét:Nếu bạn phát hiện cầu thang thoát hiểm bị gỉ sét hãy nhanh chóng dùng chất tẩy rỉ sét chuyên dụng để xử lý. Để bảo vệ bề mặt cầu thang thoát hiểm kim loại không bị oxy hóa do nhiệt độ, môi trường nên tiến hành sơn mới lại bề mặt cầu thang.
Tiến hành bảo dưỡng thang thoát hiểm dạng đứng định kỳ
Bảo dưỡng định kỳ cầu thang thoát hiểm như thế nào cho đúng cách? Nếu bạn không có kinh nghiệm hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây nhé.
Bôi trơn các khớp nối thang thoát hiểm
Muốn thang thoát hiểm hoạt động trơn tru và ngăn chặn gỉ sét, chúng ta hãy tiến hành bôi trơn các khớp nối định kỳ 2-3 tháng/lần bằng dầu bôi trơn chuyên dụng. Hoặc cũng có thể dùng mỡ bôi trơn vào các vị trí của thang thoát hiểm như bản lề, bộ phận chuyển động. Trường hợp nếu kiểm tra cầu thang nhưng phát hiện có dấu hiệu cứng, kẹt, chúng ta cũng có thể bôi trơn các khớp nối cầu thang sớm hơn.
Kiểm tra hệ thống thoát nước
Nếu bạn lựa chọn thang thoát hiểm kim loại sử dụng thì không thể tránh khỏi được tình trạng gỉ sét sau thời gian sử dụng, đặc biệt là khi cầu thang được lắp đặt ở ngoài trời. Vì thế để làm giảm nguy cơ gỉ sét, hỏng hóc của cầu thang, chúng ta ngoài phủ sơn chống gỉ thì cần kiểm tra hệ thống thoát nước đảm bảo nó không bị tắc nghẽn lại do lá cây hoặc đất cát… nhé. Đối với trường hợp thang thoát hiểm của công trình không có hệ thống thoát nước, sau khi mưa hoặc thời tiết ẩm ướt, chúng ta cần xử lý bằng cách lau khô ngay.
Sửa chữa cầu thang thoát hiểm dạng đứng kịp thời
Thang thoát hiểm thường sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, tài sản của con người. Vì thế việc đảm bảo nó vẫn còn hoạt động tốt khi cần dùng đến rất quan trọng. Đó chính là lý do khi phát hiện thang thoát hiểm có dấu hiệu hư hỏng, chúng ta cần nhanh chóng sửa chữa ngay. Vì vậy khi thang thoát hiểm của công trình xuất hiện tình trạng sau, bạn không nên bỏ qua.
- Thang thoát hiểm xuất hiện tình trạng gỉ sét
- Ốc vít thang thoát hiểm bị lỏng
- Thang thoát hiểm ở một số vị trí có dấu hiệu bị nứt, gãy
Nếu thang thoát hiểm bị hư hỏng quá nặng và không thể khắc phục, người dùng cần nhanh chóng thay thế bộ phận bị hỏng. Hoặc liên hệ ngay với đơn vị thi công cầu thang chuyên nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ nhé.
Trung Thực: Đơn vị cung cấp và lắp đặt thang thoát hiểm dạng đứng uy tín nhất
Tại sao bạn nên lựa chọn Trung Thực khi có nhu cầu lắp đặt thang thoát hiểm dạng đứng?
Trung Thực là đơn vị thi công cầu thang có nhiều năm kinh nghiệm
Lựa chọn một đơn vị thi công cầu thang có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn yên tâm về chất lượng cầu thang. Vì thế với hàng nghìn công trình lớn, nhỏ khắp cả nước, Trung Thực là địa chỉ bạn nhất định không nên bỏ qua khi cần làm thang thoát hiểm. Trung Thực nhận thi công nhiều loại thang thoát hiểm khác nhau. Trong đó bao gồm:
- Thang thoát hiểm sắt
- Thang thoát hiểm inox
- Thang thoát hiểm bằng nhôm
- Thang thoát hiểm bằng kính cường lực
Ngoài ra, chúng tôi còn nhận làm cầu thang theo yêu cầu riêng của khách hàng nữa nhé.
Chất lượng sản phẩm vượt trội
Để mang đến những công trình bền bỉ và tính thẩm mỹ cao, Trung Thực sử dụng những vật liệu tốt nhất để làm thang thoát hiểm. Vì thế khách hàng hoàn toàn yên tâm về tuổi thọ của công trình sau khi lắp đặt.
Thang thoát hiểm tại Trung Thực rất đa dạng, ngoài thang thoát hiểm dạng đứng, chúng tôi còn có cầu thang được thiết kế với nhiều phong cách khác nhau từ hiện đại đến cổ điển… Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thiết kế riêng theo yêu cầu của khách hàng. Do đó nếu bạn muốn sở hữu chiếc cầu thang độc đáo hãy liên hệ ngay với Trung Thực nhé.
Đội ngũ thi công chuyên nghiệp
Lựa chọn dịch vụ làm cầu thang tại Trung Thực sẽ không làm khách hàng thất vọng. Chúng tôi:
- Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Cam kết giúp khách hàng chọn đúng sản phẩm phù hợp với công trình.
- Đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản nên việc thi công nhanh và đảm bảo chính xác cao. Nhờ đó cầu thang khi đi vào sử dụng luôn đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho người dùng.
Dịch vụ chuyên nghiệp
- Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng từ khâu tư vấn cho đến lựa chọn vật liệu…
- Trung Thực mang đến chính sách bảo hành uy tín. Nếu cầu thang thoát hiểm trong quá trình dùng nếu gặp sự cố sẽ được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ, sửa chữa nhanh chóng.
Báo giá minh bạch, cạnh tranh
- Trung Thực cung cấp bảng giá chi tiết, minh bạch nói không với các chi phí phát sinh ngoài cam kết
- Đối với các đơn hàng lớn, Trung Thực luôn có chính sách giá cực kỳ ưu đãi mang đến sự hài lòng cho khách hàng sau khi thanh toán.
Đọc thêm: Đơn Vị Thi Công Cầu Thang Sắt Có Độ Uy Tín Cao
Lời kết
Thang thoát hiểm không chỉ cần đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn mà còn mang đến tính thẩm mỹ cho công trình. Vì vậy hy vọng với bài viết chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn nhanh chóng chọn được mẫu thang thoát hiểm dạng đứng ưng ý nhất. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn, hãy liên hệ ngay với Cầu Thang Trung Thực nhé. Với kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, Trung Thực cam kết luôn đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của khách hàng. Đi cùng đó là giá thành dịch vụ cực kỳ ưu đãi nữa nhé. Để tìm hiểu thêm các thông tin về thang thoát hiểm và nhận báo giá chi tiết, quý khách hàng hãy truy cập ngay vào website https://cauthangnghethuat.vn.
Xem thêm bài viết liên quan:
Tin liên quan
Xem tất cảCách Đánh Bóng Cầu Thang Tại Nhà Dễ Thực Hiện
Cách đánh bóng cầu thang đang là vấn đề được rất nhiều gia chủ quan tâm. Cầu thang được thiết kế để kết nối giữa...
Bảng giá Tay Cầm Cầu Thang Gỗ 1/2025
Tay cầm cầu thang gỗ là một trong những chi tiết quan trọng góp phần tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Đồng thời giúp...
Cốn Thang là gì? Cấu tạo Cầu thang Chi Tiết 1/2025
Cầu thang, một bộ phận quen thuộc trong các công trình xây dựng, được tạo nên từ nhiều phần khác nhau. Trong đó, cốn cầu...
Mâm Cầu Thang: Bảng giá 50 Mẫu mới 1/2025
Bạn đang tìm kiếm mẫu mâm cầu thang thiết kế độc đáo, ấn tượng làm mới không gian sống nhà mình? Bạn muốn tham khảo...
Báo giá 50+ Mẫu Cầu Thang Kính Đẹp 1/2025
Cầu thang kính có cấu tạo ra sao mà được ứng dụng ngày càng phổ biến? Giá thi công cầu thang bằng kính là bao...
Bảng Giá Tay Vịn Cầu Thang Gỗ Sồi mới 1/2025
Tham khảo bảng giá trước khi mua hàng giúp bạn dễ dàng dự tính chi phí cần phải thanh toán. Từ đó tránh được những...