Bản Vẽ Cầu Thang Thoát Hiểm Ngoài Trời TC PCCC
Cầu thang thoát hiểm là một trong những công trình không thể thiếu của những tòa nhà cao tầng. Nó đóng vai trò giúp người sử dụng có thể di chuyển ra ngoài nhanh chóng, an toàn tránh được các thiệt hại về người do cháy, nổ hay động đất… gây ra. Do đó để đem lại hiệu quả sử dụng như mong muốn thì bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời cần được thiết kế hợp lý. Đồng thời bản vẽ cũng cần cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết về cấu tạo, kích thước… giúp công trình thi công đúng với tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng.
Đọc thêm: 3 Mẫu Cầu Thang Xoắn Ốc Ngoài Trời Đẹp Và Dễ Ứng Dụng Nhất
Nội dung bài viết
Khái niệm và phân loại cầu thang thoát hiểm ngoài trời
Khái niệm
Cầu thang thoát hiểm ngoài trời là hệ thống thoát hiểm được thiết kế và lắp đặt bên ngoài công trình. Mục đích giúp người sử dụng di chuyển ra bên ngoài một cách an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố hỏa hoạn, cháy nổ… Cầu thang thoát hiểm thường được lắp đặt ở các công trình như chung cư, khách sạn, bệnh viện…
Phân loại các loại cầu thang thoát hiểm ngoài trời phổ biến
Dựa vào kết cấu
Cầu thang thoát hiểm ngoài trời dựa vào kết cấu sẽ được phân loại thành:
Cầu thang thoát hiểm thẳng đứng
Cầu thang được thiết kế theo hướng thẳng đứng bao gồm các bộ phận sau:
- Bậc thang
- Lan can
- Giá đỡ
Cầu thang thoát hiểm dạng đứng thường được thi công bên ngoài tòa nhà có diện tích nhỏ, hẹp. Hoặc nằm dọc theo mặt tiền hoặc hông tòa nhà…
Cầu thang thoát hiểm xoắn ốc
Là loại cầu thang được thiết kế theo hình dạng xoắn ốc, sử dụng phổ biến tại các công trình có diện tích rộng rãi. Ưu điểm của cầu thang thoát hiểm xoắn ốc ngoài trời:
- So với các loại cầu thang khác thì cầu thang thoát hiểm xoắn ốc ngoài trời chiếm ít diện tích. Cho nên nó là sự lựa chọn phù hợp cho những tòa nhà có diện tích hạn chế.
- Cầu thang thiết kế độc đáo nên ngoài sử dụng như lối đi thoát hiểm thì nó còn góp phần tạo nên vẻ đẹp cho công trình.
- Ngoài ra, cầu thang còn đảm bảo an toàn cho người dùng trong đó bao gồm cả người già và trẻ nhỏ.
Cầu thang thoát hiểm chữ L
Cầu thang được thiết kế với hai nhánh vuông góc với nhau tạo thành chữ L. Và phù hợp với mọi không gian khác nhau trong đó gồm có diện tích nhỏ, hẹp. Loại cầu thang thoát hiểm ngoài trời này thường được lắp đặt tại các công trình nhiều tầng. Với những tòa nhà cao tầng không lắp đặt được cầu thang đứng hoặc cầu thang xoắn ốc thì cầu thang chữ L rất thích hợp.
Dựa vào vật liệu để phân loại cầu thang thoát hiểm
Cầu thang thoát hiểm bằng thép
Cầu thang thoát hiểm được làm từ thép được đánh giá cao về khả năng chịu lực cũng như khả năng chống cháy tốt. Tuy nhiên khi thi công ngoài trời, chúng ta cần bảo quản và vệ sinh định kỳ đúng. Bởi nó có thể bị gỉ sét và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như an toàn của công trình.
Cầu thang thoát bằng nhôm
Cầu thang bằng nhôm cũng là một trong những vật liệu được nhiều người lựa chọn để dùng bởi loại cầu thang này có khả năng chống gỉ sét tốt. Và nó không bị ảnh hưởng nhiều vì thời tiết. Đồng thời khả năng chịu lửa của nhôm cũng ổn nên rất an toàn nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra. Tuy nhiên khi lắp đặt cầu thang thoát hiểm nhôm ngoài trời, người dùng cần tránh va đập cầu thang mạnh vì nó rất dễ bị móp méo.
Cầu thang thoát hiểm ngoài trời bằng bê tông cốt thép
Cầu thang làm bằng bê tông cốt thép có độ bền cao nhất trong các loại vật liệu. Khả năng chịu lực và chống cháy của nó rất tốt nên mang đến sự kiên cố, an toàn của công trình. Để mang đến tính thẩm mỹ của công trình, người dùng có thể kết hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau để trang trí.
Kích thước tiêu chuẩn của thang thoát hiểm ngoài trời
Chiều rộng
- Đối với cầu thang có một vế thang: Chiều rộng tối thiểu 0.9m
- Đối với cầu thang có hai vế thang: Chiều rộng tối thiểu 1.2mChiều cao
- Chiều cao tối thiểu cho lối đi và hành lang: Tối thiểu 2.0m
Độ dốc
- Độ dốc của cầu thang: Tối đa 45 độ
Theo quy chuẩn Xây dựng quốc giá QCVN 4: 2017 về Phòng cháy chữa cháy thì độ dốc của cầu thang tối đa là 45 độ. Có như vậy mới đảm bảo an toàn cho người di chuyển ra ngoài khi có sự cố cháy, nổ hay động đất xảy ra. Nếu độ dốc quá cao nó sẽ gây khó khăn thậm chí là vấp ngã cho người sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Khoảng cách giữa các bậc thang
- Khoảng cách giữa các bậc thang: Tối đa 0.3m
Đây là khoảng cách an toàn giúp người dùng an toàn trong quá trình di chuyển ra ngoài khi có sự cố. Nếu khoảng cách giữa các bậc thang quá rộng, nó có thể người dùng như người già hoặc trẻ em dễ bị vấp ngã rất nguy hiểm.
Kích thước lan can
- Chiều cao: Tối thiểu 1.1m
- Đường kính hoặc độ dày của lan can: Tối thiểu 0.6m
- Khoảng cách giữa các thanh lan can tối đa: Tối thiểu 0.11m
Trên đây là kích thước tiêu chuẩn của cầu thang thoát hiểm ngoài trời. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp kích thước trên có thể điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Do đó nếu bạn không có kinh nghiệm nên tìm đến các đơn vị thi công cầu thang chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Một số hình ảnh cầu thang thoát hiểm sử dụng hiện nay
Quy định về cầu thang thoát hiểm ngoài trời
Mục đích chính của cầu thang thoát hiểm ngoài trời chính là dùng vào những lúc khẩn cấp xảy ra sự cố liên quan đến cháy nổ. Khi lối đi chính ra ngoài bị chặn do lửa thì cầu thang thoát hiểm lắp đặt bên ngoài chính là giải pháp giúp người dùng thoát ra ngoài nhanh chóng. Bên cạnh đó còn đảm bảo an toàn và giảm thiểu tối đa các thương vong về người. Vì điều này cầu thang thoát hiểm cần tuân thủ theo các quy định về Phòng cháy chữa cháy và thể hiện rõ trong bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời chi tiết.
Số lượng thang thoát hiểm
Theo TCVN 2679:2007 về Phòng cháy chữa cháy trong nhà và công trình xây dựng, để đảm bảo an toàn cho người dùng trong trường hợp có sự cố cháy, nổ xảy ra. Các công trình có chiều cao từ 15m trở lên phải có ít nhất 2 thang thoát hiểm ngoài trời.
Khoảng cách giữa các thang thoát hiểm
Để giúp người dùng trong tòa nhà có thể nhanh chóng tiếp cận được ít nhất một lối thoát hiểm, các phòng chỉ có 1 thang thoát hiểm hoặc 1 lối ra vào nhà công công cộng hoặc chung cư… Khoảng cách giữa 2 thang hoặc lối ra không được quá 40m.
Kích thước cửa đi thoát hiểm trong bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời
Cửa đi thang thoát hiểm phải có kích thước tối thiểu 0.8m x 1.8m. Đây là kích thước đủ cho một người trưởng thành có thể di chuyển qua được. Vì thế khi thiết kế cầu thang thoát hiểm ngoài trời, kích thước này cần đảm bảo.
Kết cấu của cầu thang thoát hiểm
Thang thoát hiểm phải được thiết kế kiên cố, vững chắc. Nó phải có khả năng chịu tải trọng ít nhất 200kg/m2. Như vậy mới đáp ứng đủ nhu cầu khi có nhiều người sử dụng cùng một lúc.
Bề mặt cầu thang
Bề mặt thang thoát hiểm phải chống trơn trượt. Nhờ đó giúp người dùng tránh được các tai nạn không đáng có trong quá trình di chuyển và an toàn khi người già và trẻ nhỏ sử dụng.
Lan can cầu thang thoát hiểm ngoài trời
Lan can thang thoát hiểm phải có chiều cao tối thiểu 1.1m, có độ cứng và chịu lực tốt. Và được thiết kế sao cho trẻ em không thể chui lọt qua tránh gặp nguy hiểm. Ngoài ra khoảng cách giữa các thanh lan can cũng không được quá 0.11m để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời gồm những gì?
Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả sử dụng, bản vẽ thiết kế cầu thang thoát hiểm ngoài trời cần bao gồm các thông tin sau:
Mặt bằng vị trí bố trí thang
Mặt bằng vị trí bố trí cầu thang là một trong những phần không thể thiếu trong bản vẽ cầu thang thoát hiểm. Nó giúp thể hiện rõ vị trí lắp đặt cầu thang trên tổng thể mặt bằng công trình. Do đó bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời khi hoàn thiện thì nội dung cần thể hiện trên mặt bằng vị trí bố trí cầu thang gồm:
- Vị trí thang: Là vị trí cụ thể của cầu thang thoát hiểm trên mặt bằng
- Kích thước cầu thang: Bao gồm chiều rộng, chiều dài… bậc thang, lan can.
- Khoảng cách giữa các thang: Khoảng cách đúng với quy định trong TCVN 2679:2007 và QCVN 4:2017 để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Hướng di chuyển: Thể hiện rõ các hướng di chuyển từ các vị trí khác trong công trình đến thang thoát hiểm ngoài trời.
Ngoài những nội dung trên thì mặt bằng bố trí thang thoát hiểm ngoài trời còn gồm có ký hiệu các phần của thang, mũi tên chỉ hướng di chuyển…
Mặt cắt thang
Đây là một phần rất quan trọng cần thể hiện rõ trong bản vẽ cầu thang ngoài trời để giúp người đọc có thể hình dung về kết cấu, cách thức hoạt động của cầu thang. Mặt cắt thang sẽ thể hiện cấu tạo bên trong của thang. Trong đó bao gồm những bộ phận như khung thang… nhìn theo chiều dọc của cầu thang.
Nội dung trên mặt cắt cầu thang gồm:
- Cấu tạo của khung thang: Thể hiện rõ kích thước, vị trí của dầm chính, dầm phụ, thanh giằng chéo…
- Cấu tạo của lan can: Thể hiện rõ kích thước, vị trí của lan can, tay vịn…
- Kích thước và vị trí của các bậc thang: Gồm có chiều rộng, chiều cao cũng như khoảng cách giữa các bậc thang…
- Vị trí sàn nghỉ (nếu có): Bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời cần thể hiện kích thước, vị trí và cách thức liên kết với các bộ phận khác rõ ràng…
- Chi tiết các mối nối: Bản vẽ cần thể hiện rõ cách thức liên kết giữa các bộ phận của cầu thang gồm mối hàn, bu lông…
- Kích thước các khe hở: Để đảm bảo an toàn cho người dùng, nhất là trẻ em, kích thước các khe hở cần được ghi chú rõ ràng.
Chi tiết các bộ phận của thang
Cấu tạo của cầu thang gồm những bộ phận chính sau:
- Khung thang: Đây là phần chịu lực chính cho toàn bộ cầu thang. Tùy vào nhu cầu sử dụng, khung thang có thể làm từ những vật liệu như thép, bê tông hoặc gỗ… Tuy nhiên vật liệu dùng cần đảm bảo khả năng chịu tải trọng và có độ bền cao.
- Bậc thang: Là phần tạo mặt phẳng để người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển lên – xuống. Yêu cầu khi thiết kế cầu thang chính là khả năng chống trượt cần đảm bảo. Và kích thước của bậc thang cần tuân thủ các quy định về an toàn xây dựng.
- Lan can: Lan can chính là phần tay vịn để giúp người dùng bám vào để di chuyển lên – xuống cầu thang. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, chiều cao cầu thang cần tuân thủ các quy định về an toàn xây dựng. Và khoảng cách giữa các thanh lan can cũng cần tính toán thật kỹ nếu có trẻ nhỏ sử dụng.
Sàn nghỉ
Nếu cầu thang thoát hiểm của bạn có sàn nghỉ thì cần xem xét thật kỹ kích thước của sàn nghỉ. Sàn nghỉ cần đảm bảo đủ độ rộng và tuân thủ đúng các quy định về an toàn xây dựng. Vì đây chính là nơi mà người sử dụng cầu thang có thể nghỉ ngơi khi di chuyển cầu thang mỗi ngày.
Ngoài các bộ phận trên, trong bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời nên thể hiện rõ các bộ phận khác như tay vịn, chân đế… hoặc mái che nếu có. Như vậy mới đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng cũng như mang đến tính thẩm mỹ cho công trình.
Quy trình thiết kế bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời
Thiết kế bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi nhờ có nó mới giúp người dùng dễ dàng hình dung ra công trình. Đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng nếu không may có sự cố cháy, nổ xảy ra. Vậy quy trình thiết kế bản vẽ cầu thang như thế nào? Nếu bạn quan tâm hãy đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Thu thập thông tin về công trình
Trước khi đi vào thiết kế thì việc thu thập thông tin về công trình rất quan trọng. Vậy có những thông tin nào bạn cần tìm hiểu thật kỹ?
- Diện tích: Để giúp xác định số lượng cũng như kích thước cầu thang thoát hiểm ngoài trời, diện tích của cầu thang muốn thi công cần tìm hiểu kỹ. Diện tích ở đây chính là mặt bằng của công trình.
- Chiều cao cầu thang: Cần tìm hiểu về chiều cao của cầu thang vì yếu tố này có thể ảnh hưởng đến số lượng tầng cũng như vị trí bố trí cầu thang thoát hiểm.
- Số tầng: Dựa vào mục đích và nhu cầu sử dụng để lựa chọn số tầng phù hợp nhất. Nếu bạn bỏ qua việc thu thập số tầng của công trình, nó có thể ảnh hưởng đến số lượng cũng như vị trí bố trí cầu thang.
Xác định số lượng và vị trí bố trí cầu thang thoát hiểm theo quy định
Theo tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy trong thiết kế bản vẽ cầu thang cần xác định số lượng và vị trí bố trí cầu thang thoát hiểm như sau:
Đối với nhà ở công cộng và nhà hành chính-phục vụ có tầng hầm mái
- Diện tích sàn tầng hầm mái dưới 1000m2: 1 cầu thang thoát hiểm
- Diện tích sàn tầng hầm mái từ 1000-2000m2: 2 cầu thang thoát hiểm
- Đối với mỗi 2000m2 diện tích sàn tầng hầm mái cần bổ sung thêm 1 cầu thang thoát hiểm
Nhà ở, nhà công cộng và nhà hành chóng-phục vụ không có tầng hầm mái
- Diện tích sàn tầng nhỏ hơn 500m2: 1 cầu thang thoát hiểm
- Diện tích sàn tầng từ 500-1000m2: 2 cầu thang thoát hiểm
- Đối với mỗi 1000m2 diện tích sàn tầng hầm cần thêm 1 cầu thang thoát hiểm
Vị trí bố trí cầu thang
- Cầu thang thoát hiểm cần được bố trị ở những nơi dễ nhìn thấy và tiếp cận từ các khu vực khác nhau trong công trình.
- Cầu thang cần được bố trí ở hai phía đối diện nhau của công trình
- Ngoài ra, cầu thang cần được bố trí ở các góc của công trình. Tuy nhiên đối với các công trình có diện tích sàn tầng nhỏ hơn 500m2 thì không cần yêu cầu này.
- Cầu thang thoát hiểm ngoài trời cần được bố trí ở những vị trí ít chịu ảnh hưởng của thời tiết như mưa, gió, bão. Nếu cần nên thiết kế thêm mái che hoặc hệ thống thoát nước ngoài trời để thuận tiện cho người dùng cũng như bảo vệ tuổi thọ của công trình.
Lựa chọn loại cầu thang thoát hiểm phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình
Hiện nay có nhiều loại cầu thang thoát hiểm ngoài trời khác nhau. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm sử dụng khác nhau nên khi thiết kế bản vẽ cầu thang, người dùng cần dựa vào những yếu tố sau để chọn đúng loại cầu thang mà mình đang cần
- Diện tích và chiều cao của công trình
- Số lượng người sử dụng
- Chi phí
Thiết kế bản vẽ chi tiết các bộ phận của cầu thang
- Bản vẽ thiết kế cầu thang cần thể hiện rõ, độ chính xác cao các bộ phận của cầu thang bao gồm: mặt bằng, mặt cắt, chi tiết các mối ghép, bản lề… tỷ lệ được thể hiện đúng với thực tế.
- Các đường nét, ký hiệu trong bản vẽ cầu thang ngoài trời cần rõ ràng, dễ hiểu. Điều này sẽ giúp đơn vị thi công dễ dàng hơn trong việc thi công cũng như kiểm tra chất lượng của công trình.
Kiểm tra và chỉnh sửa bản vẽ trước khi đưa ra thi công
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thiết kế bản vẽ để giúp đảm bảo chất lượng công trình và an toàn cho người dùng. Dưới đây là các bước kiểm tra và chỉnh sửa bản vẽ bạn nên biết:
- Kiểm tra độ chính xác của bản vẽ bằng cách so sánh bản vẽ với các yêu cầu thiết kế như kích thước, hình dạng, kết cấu… Ngoài ra còn có kiểm tra tính logic của bản vẽ.
- Phát hiện và sửa chữa lỗi nếu có bằng cách sử dụng phần mềm kiểm tra bản vẽ. Hoặc nhờ đến các chuyên gia về thiết để phát hiện ra các lỗi sai sót về kích thước, ký hiệu…
- Chỉnh sửa bản vẽ nếu xảy ra sai sót bằng cách dùng đến các phần mềm bản vẽ chuyên dụng một cách chính xác và hiệu quả. Đồng thời không quên ghi chú các thay đổi được thực hiện trên bản vẽ để đảm bảo tính nhất quán.
Sau khi bạn đã thực hiện đầy đủ các bước trên và hoàn thiện bản vẽ. Trước khi tiến hành thi công cầu thang thì bản vẽ sẽ cần được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền để giúp công trình thi công suôn sẻ và đi vào hoạt động suôn sẻ.
Một số lưu ý khi thiết kế bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời
Khi thiết kế bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Bản vẽ thang thoát hiểm ngoài nhà cần tuân thủ các quy định về PCCC
Để đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như mang đến hiệu quả cao khi sử dụng, cầu thang thoát hiểm ngoài trời cần tuân thủ các yêu cầu về PCCC. Trong đó bao gồm các quy định về số lượng, kết cấu, kích thước cũng như vị trí bố trí của cầu thang…
Thiết kế cầu thang ngoài trời phù hợp với điều kiện khí hậu
Tùy vào mỗi địa phương mà điều kiện khí hậu sẽ khác nhau và điều này có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của cầu thang khi thi công ngoài trời. Do đó để sử dụng lâu dài và đảm bảo an toàn cho người dùng, thiết kế cầu thang cần phù hợp với điều kiện khí hậu của từng nơi cụ thể. Ngoài ra cầu thang thiết kế phải có độ bám dính tốt để tránh trơn trượt nếu trời mưa.
Vị trí của cầu thang thoát hiểm
Cầu thang ngoài trời cần được bố trí ở vị trí dễ nhìn, dễ tiếp cận và thuận tiện cho việc thoát hiểm. Bởi trường hợp không may sự cố xảy ra, cháy lớn cùng tâm lý hoảng loạn nếu cầu thang quá khuất sẽ ảnh hưởng đến thời gian người gặp nạn có cơ hội thoát ra ngoài an toàn. Vì thế khi thiết kế bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời, chúng ta cần lưu ý điều này. Tuyệt đối không bố trí cầu thang ở những nơi khuất tầm nhìn, lối đi cầu thang cần đảm bảo rộng rãi và không có vật cản.
Bản vẽ cầu thang thoát hiểm cần đảm bảo an toàn khi sử dụng
Bản vẽ thiết kế cầu thang cần đảm bảo an toàn cho người dùng nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra. Do đó, bạn cần lưu ý:
- Độ dốc cầu thang phù hợp đảm bảo di chuyển cho người dùng gồm có cả người già và trẻ nhỏ.
- Cầu thang có chiều rộng đủ để đảm bảo cho nhiều người di chuyển.
- Lan can cầu thang có độ cao phù hợp và được thiết kế chắc chắn. Ngoài ra cửa ra vào cầu thang cũng cần thiết kế dễ dàng mở từ bên trong ra.
Lựa chọn đơn vị thiết kế cầu thang uy tín
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế, thi công cầu thang. Tuy nhiên muốn cầu thang đảm bảo an toàn khi sử dụng và hiệu quả, chúng ta nên tìm đến các đơn vị thiết kế lâu năm và có uy tín trên thị trường. Việc lựa chọn đơn vị thiết kế chất lượng còn giúp bạn có được mẫu cầu thang đẹp, tạo điểm nhấn bên ngoài cho công trình của mình nữa nhé.
Giá thiết kế, thi công cầu thang thoát hiểm ngoài trời
Hiện nay giá thi công cầu thang ngoài trời thường giao động từ 1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng/md tùy vào những yếu tố sau:
- Loại vật liệu bạn lựa chọn để làm cầu thang là gỗ, bê tông…
- Kích thước cầu thang bạn muốn thi công
- Kết cấu cầu thang thoát hiểm đơn giản hay phức tạp
- Vị trí lắp đặt cầu thang ở đâu? Đối với những vị trí cao hoặc khó thi công thì giá thành thường cao hơn.
- Đơn vị thi công bạn lựa chọn vì mỗi đơn vị sẽ có những chính sách giá khác nhau.
Do đó muốn biết chính xác giá thiết kế, thi công cầu thang thoát hiểm ngoài trời, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp dịch vụ nhé.
Cách bảo trì cầu thang thoát hiểm ngoài trời đúng cách
Thi công cầu thang thoát hiểm ngoài trời cho những công trình cao tầng rất cần thiết. Nó giúp đảm bảo an toàn cho người dùng nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra. Sau thời gian sử dụng muốn cầu thang không bị hỏng và sử dụng tốt thì việc bảo trì định kỳ nhất định không nên bỏ qua. Vậy bạn đã biết cách bảo trì cầu thang sao cho đúng cách chưa?
Kiểm tra tổng thể cầu thang thoát hiểm
Tiến hành kiểm tra các bộ phận sau của cầu thang để nhanh chóng phát hiện các sự cố hư hỏng. Từ đó nhanh chóng khắc phục hoặc thay mới kịp thời không gây mất an toàn cho người dùng khi di chuyển lên – xuống giữa các tầng.
- Kiểm tra kết cấu
- Kiểm tra bậc thang
- Kiểm tra lan can
- Kiểm tra tay vịn
- Kiểm tra hệ thống chiếu sáng
Vệ sinh cầu thang thoát hiểm
- Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho từng loại cầu thang để loại bỏ bụi bẩn, rác thải trên bậc thang, tay vịn hay các bộ phận khác của cầu thang.
- Trong quá trình vệ sinh, tuyệt đối không chà sát hay dùng các chất tẩy rửa mạnh. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến kết cấu của cầu thang. Sau khi vệ sinh xong cần lau khô lại để tránh tai nạn trơn trượt xảy ra cho người dùng.
Bôi trơn các bộ phận chuyển động của cầu thang
- Để đảm bảo cầu thang gạt động trơn tru, người dùng cần bôi trơn các bộ phận chuyển động của cầu thang. Trong đó gồm có bản lề cửa thoát hiểm hay các khớp nối của lan can, tay vịn…
- Sử dụng các loại dầu bôi trơn phù hợp. Không nên dùng các loại dầu mỡ có thể làm bám bụi bẩn.
Việc bảo trì cầu thang thoát hiểm ngoài trời nên tiến hành ít nhất 3 tháng một lần, nhất là sau khi mưa lớn hoặc bão. Có như vậy chúng ta mới giúp bảo vệ tuổi thọ của cầu thang. Đồng thời còn giúp bạn phát hiện kịp thời các hư hỏng để sửa chữa đảm bảo an toàn cho người dùng.
Địa chỉ thiết kế, thi công cầu thang thoát hiểm ngoài trời uy tín
Lựa chọn đơn vị thiết kế cầu thang uy tín sẽ giúp bạn có được công trình ưng ý và đảm bảo an toàn khi dùng. Do đó nếu bạn không có kinh nghiệm hãy liên hệ ngay Cầu Thang Trung Thực. Bởi:
- Cầu Thang Trung Thực là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trọng thiết kế, thi công cầu thang.
- Chi phí thiết kế, thi công hấp dẫn
- Nhân viên tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo
- Chính sách bảo hành uy tín đi kèm sau khi công trình hoàn thiện
- Đội ngũ thiết kế, thi công có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.
Lời kết
Bản vẽ cầu thang thoát hiểm ngoài trời đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho công trình. Chính vì vậy cần thiết kế bản vẽ chi tiết, đầy đủ thông tin và tuân theo các quy định hiện hành. Nếu bạn không có kinh nghiệm hãy liên hệ ngay với Cầu Thang Trung Thực. Là đơn vị chuyên thiết kế, thi công cầu thang có nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết thiết kế cầu thang thoát hiểm phù hợp với công trình cũng như thi công đảm bảo theo đúng bản vẽ để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình.
Xem thêm bài viết liên quan:
Tin liên quan
Xem tất cảBảng Giá Mâm Cầu Thang cập nhật 9/2024
Bạn đang có nhu cầu sử dụng mâm bậc cầu thang trong không gian nhà mình? Tuy nhiên giữa vô vàn những đơn vị thi...
Trụ Đề Ba Cầu Thang INOX { Bảng Giá 9/2024 }
Trụ đề ba cầu thang inox là chi tiết giúp đảm bảo độ chắc chắn, an toàn khi di chuyển. Bên cạnh đó nó còn...
Hướng Dẫn Sơn Epoxy Bậc Cầu Thang Cách Thi Công 9/2024
Sơn epoxy bậc cầu thang đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên tại các trung tâm thương mại, trường học và khu công nghiệp....
100 Mẫu Tay Vịn Cầu Thang Sắt Hộp 9/2024
Sắt hộp với ưu điểm dẻo dai, dễ uốn cho nên rất thích hợp dùng làm tay vịn cầu thang. Tùy vào sở thích, mục...
Cầu Thang Ngoài Trời Có Mái Che đẹp nhất 9/2024
Bạn muốn bảo vệ cầu thang ngoài trời khỏi mưa nắng, giữ cho không gian luôn sạch sẽ và thoáng mát? Lắp đặt mái che...
Lan Can INOX 304 giá bao nhiêu – Báo giá 9/2024
Bạn đang tìm kiếm giải pháp nhằm giúp đảm bảo an toàn và nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian của mình? Vậy lan...