Khoảng Hở Giữa Hai Vế Thang Tiêu Chuẩn Thiết Kế
Cầu thang là một bộ phận quan trọng trong các công trình xây dựng nhà cao tầng. Tuy nhìn kết cấu khá đơn giản nhưng việc xây dựng vế thang cần tuân thủ nhiều tiêu chuẩn kích thước để đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ khi đi vào sử dụng. Muốn biết tiêu chuẩn thiết kế khoảng hở giữa hai vế thang là bao nhiêu? Ngoài khoảng hở vế thang còn có những yêu cầu nào? Thì bạn đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của Cầu Thang Trung Thực!
Nội dung bài viết
Vế thang là gì? Khoảng hở giữa hai vế thang là gì?
Đối với kiến trúc và xây dựng thì vế thang, khoảng hở giữa hai vế thang là những khái niệm khá phổ biến trong các thiết kế bản vẽ. Vậy vế thang là gì? Theo đó, vế thang được hiểu là bộ phận của cầu thang gồm các bậc thang được bố trí theo độ dốc tiêu chuẩn. Vế thang được tính từ bậc đầu tiên cho tới chiếu nghỉ (đối với cầu thang chữ U, chữ L) và điểm cuối cùng của cầu thang (đối với cầu thang thẳng).
Vế thang được thi công từ các vật liệu phổ biến như: Bê tông, gỗ, kim loại, đá,… Vế thang được thiết kế tay vịn hai bên để tăng cường độ an toàn cho người dùng. Thông thường, thiết kế cầu thang được chia ra nhiều vế để giúp người dùng di chuyển lên, xuống thuận tiện. Ví dụ cầu thang chữ U sẽ có 2 vế thang được nối với một chiếu nghỉ ở giữa. Chiếu nghỉ đóng vai trò giảm tốc độ, giúp người di chuyển được dừng nghỉ, tránh mỏi chân khi phải lên thẳng liên tục.
Ngoài khái niệm vế thang, chúng ta cần nắm rõ về khe hở giữa 2 vế thang là gì? Khoảng hở này còn được gọi với tên khác là khoảng trống vế thang, khoảng thông vế thang. Được hiểu là khoảng cách giữa 2 vế thang liền kề của cầu thang.
Vai trò của vế thang là gì?
Vế thang đóng vai trò quan trọng đối với công năng vận hành và cả tính thẩm mỹ của tổng thể ngôi nhà:
Đầu tiên, về mặt công năng vế cầu thang giúp người dùng di chuyển lên xuống thuận tiện. Vế thang chính là bề mặt trực tiếp tiếp xúc với chân của người di chuyển. Do đó, vế thang cần được làm chắc chắn, chịu trọng tải tốt để di chuyển an toàn và thuận tiện. Vế thang cũng giúp phân chia không gian nhà ở thành từng phòng vừa đảm bảo sinh hoạt tiện ích, vừa nâng cao thẩm mỹ không gian.
Thứ hai về tính thẩm mỹ, thiết kế vế thang tạo điểm nhấn cho không gian bằng cách phối hợp kiểu dáng, chất liệu, màu sắc… Bên cạnh đó, vế thang cũng thể hiện được phong cách hòa hợp với kiểu kiến trúc của ngôi nhà. Cầu thang hài hòa với nội thất và các đồ dùng tạo liên kết hoàn hảo cho không gian.
Chính vì thế, vế thang không chỉ là bộ phận quan trọng của cầu thang mà còn tham gia đảm bảo công năng, an toàn và tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Phân loại vế thang được thiết kế phổ biến hiện nay
Vế thang được phân chia thành nhiều loại dựa trên nhiều tiêu chí từ hình dạng, cấu trúc, vị trí,…
1. Phân loại vế thang dựa trên hình dạng
- Vế thang thẳng: Bậc thang bố trí theo một đường thẳng và không có góc cong hoặc chiếu nghỉ ở giữa. Đa số vế thang thẳng được ứng dụng cho các thiết kế nhà cao tầng chật hẹp như nhà ống.
- Vế thang chữ L: Cấu trúc cầu thang gồm 2 vế thang nối với nhau bằng một chiếu nghỉ với góc 90 độ để tạo thành chữ L. Chiếu nghỉ đóng vai trò đổi hướng, giảm tốc độ, điểm nghỉ chân của người dùng.
- Vế thang chữ U: Thiết kế này cũng cấu tạo từ 2 vế thang lắp song song với nhau. 2 vế này được nối với nhau bởi một chiếu nghỉ góc 180 độ. Thiết kế này ứng dụng cho không gian nhà phố hoặc nhà cao tầng có diện tích rộng rãi.
- Vế thang cong: Cấu trúc gồm một vế thang có đường nét cong uốn lượn. Rất thích hợp với nhà biệt thự, nhà tầng diện tích rộng hay phong cách cổ điển.
- Vế thang xoắn: Vế thang xoắn uốn quanh một trục thành hình xoắn ốc. Thiết kế này vừa tiết kiệm diện tích, vừa tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian. Tuy nhiên, vế thang xoắn không phù hợp với nhà có người già, trẻ nhỏ.
2. Phân loại vế thang dựa trên cấu trúc
Vế thang được thi công với nhiều chất liệu khác nhau. Tùy thuộc vào phong cách thiết kế mà công trình hướng đến:
- Vế thang bê tông: Loại vế thang này được đổ liền khối hoặc có thể ghép từng bậc thang bê tông sẵn. Vế thang bê tông có ưu điểm rất chắc chắn, tuổi thọ lâu dài. Do đó, vế thang bê tông được ứng dụng nhiều cho các công trình nhà ở, công cộng, tòa cao tầng.
- Vế thang kim loại: Loại vế thang được gia công từ thép, sắt sơn tĩnh điện hoặc inox chống gỉ. Điểm cộng của vế thang kim loại là thi công nhanh, gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt. Do đó, vế thang kim loại được dùng nhiều cho các công trình công cộng, khu công nghiệp…
- Vế thang gỗ: Loại vế thang được ưu tiên cho các không gian mang phong cách cổ điển, tân cổ điển. Vế thang mang đến sự gần gũi, sang trọng cho các công trình. Tuy nhiên, độ bền và khả năng chịu lực của chất liệu gỗ không bằng bê tông, kim loại.
- Vế thang kính: Được kết hợp với khung kim loại để tăng nét đẹp và khả năng chịu lực. Vế thang kính cũng rất phù hợp với công trình chú trọng tính thẩm mỹ và thiếu ánh sáng.
3. Phân loại vế thang dựa trên vị trí lắp đặt, thi công
- Vế thang lắp trong nhà: Thường bố trí di chuyển giữa các tầng, vừa đảm bảo kết nối giữa các tầng, vừa tăng tính thẩm mỹ.
- Vế thang lắp ngoài trời: Thường được bố trí bên ngoài công trình, ưu tiên vật liệu chịu lực, chịu tác động thời tiết như bê tông, đá, kính, kim loại sơn tĩnh điện. Vế thang ngoài trời chú trọng yếu tố chống trơn trượt và tác động từ khí hậu, môi trường.
4. Phân loại vế thang dựa trên phong cách kiến trúc
- Vế thang phong cách cổ điển: Vật liệu được dùng đa phần là gỗ, đá, bê tông giả gỗ, đá cùng các chi tiết hoa văn chạm khắc, phần tay vịn uốn cong cổ điển.
- Vế thang phong cách hiện đại: Thiết kế tối giản với các vật liệu hiện đại như thép không gỉ, kính cường lực, gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp.
- Vế thang phong cách tối giản: Ở phong cách này, vế cầu thang được tối giản các chi tiết, hướng đến sự gọn gàng, tối ưu không gian.
Ngoài ra, vế thang cũng được phân loại theo công năng: Vế thang chính – phụ, vế thang thoát hiểm,…
XEM THÊM:
Kích thước tiêu chuẩn của khoảng hở giữa 2 vế thang
Kích thước khoảng hở giữa 2 vế thang rất quan trọng và được gia đình, kiến trúc sư quan tâm. Khoảng hở không được quá rộng cũng không được quá chật để đảm bảo tính an toàn trong quá trình di chuyển.
Tiêu chuẩn xây dựng chung đã quy định như sau:
- Khoảng hở tối thiểu: Là 50mm để đảm bảo di chuyển an toàn và lưu thông không khí.
- Khoảng hở tối đa: Không có quy định cụ thể. Tuy nhiên, khoảng hở tối đa nên cân đối với không gian để đảm bảo độ vững chắc và tính thẩm mỹ.
Ảnh hưởng của vế thang khi vận hành?
Không phải ngẫu nhiên mà vế thang lại được đặt ra tiêu chuẩn về mặt khoảng cách. Và bất cứ công trình nhà cao tầng nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn này. Dưới đây là một số ảnh hưởng của vế thang:
Ảnh hưởng đến sự an toàn
Chiều rộng của vế thang quá hẹp khiến cho việc di chuyển dễ bị vấp ngã, nhất là khi bê đồ đạc. Nếu chiều rộng này quá rộng lại gây cảm giác bất an toàn, nhất là nhà có người già và trẻ con.
Chiều cao của bậc thang quá cao khiến người di chuyển dễ bị mỏi. Thậm chí, nguy cơ trượt chân ngã cũng tăng cao. Nếu bậc quá thấp thì chúng ta sẽ phải bước nhiều bước chân hơn gây mất thời gian và mỏi chân.
Bên cạnh đó, độ dốc cũng là yếu tố được xem xét đến. Khi độ dốc lớn thì dễ trượt ngã. Còn nếu độ dốc quá thoải thì sẽ tốn nhiều không gian cầu thang hơn bình thường.
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Tỷ lệ chiều rộng, chiều cao, độ dốc của vế thang cân đối sẽ tạo nên vẻ đẹp của cầu thang. Bên cạnh đó, chất liệu vế thang cũng góp phần không nhỏ đến tính thẩm mỹ của cầu thang hài hòa với tổng thể không gian. Hiện nay, các chất liệu hiện đại như gỗ, kính, đá tự nhiên, nhân tạo,… đang chiếm ưu thế lớn. Bên cạnh đó, yếu tố ánh sáng được kết hợp làm tăng nét đẹp cho cầu thang và toàn bộ ngôi nhà.
Các kích thước và tiêu chuẩn của vế thang
Tiêu chuẩn kích thước vế thang gồm các tiêu chí: Chiều cao, chiều rộng, độ dốc, số bậc… Chi tiết về các kích thước này được Cầu Thang Trung Thực tổng hợp và bật mí ngay dưới đây!
1. Chiều cao của vế thang
Chiều cao hay kích thước vế thang đều phụ thuộc vào độ cao của tầng nhà. Ở Việt Nam, độ cao tính từ sàn đến trần nhà tối đa là 3.4 mét. Do đó, chiều cao của cầu thang thường khoảng từ 3 đến 4 mét.
2. Chiều rộng vế thang
Bề rộng vế thang phụ thuộc lớn vào diện tích không gian của nhà cao tầng. Nếu nhà có diện tích lớn kiểu biệt thự, nhà phố,… thì bề rộng vế thang lớn. Còn những thiết kế nhà ống, nhà có mặt tiền khiêm tốn thì ưu tiên thiết kế vế thang nhỏ để tiết kiệm không gian.
3. Độ dốc vế thang
An toàn vế thang được quyết định phần lớn bởi độ dốc vế thang. Độ dốc được hiểu là góc nghiêng của cầu thang so với mặt sàn nhà. Theo các chuyên gia xây dựng thì để đảm bảo an toàn, độ dốc vế thang sẽ dao động trong khoảng 18 đến 45 độ. Độ dốc tốt nhất là từ 33 đến 36 độ. Nếu là thiết kế cầu thang xoắn thì độ dốc nên là 45 độ.
4. Số bậc thang
Theo tiêu chuẩn thì số bậc thang lý tưởng nhất là khoảng 25 bậc. Ngoài tiêu chuẩn xây dựng, số lượng bậc thang cũng được cân nhắc theo quy luật sinh lão bệnh tử. Theo đó, bậc 1 là bậc sinh, bậc 2 là lão, bậc 3 là bệnh, bậc 4 là tử và tiếp tục quay vòng cho đến hết số lượng bậc. Để bậc thang cuối cùng rơi vào bậc sinh thì gia chủ cần tuân theo công thức 4n+1 trong đó n là số nguyên dương. Nếu bậc rơi vào lão, bệnh, tử sẽ được coi là đen đủi.
5. Kích thước bậc thang
Kích thước của bậc thang gồm các thông số về chiều cao bậc, chiều rộng bậc, gờ mặt bậc. Những chi tiết này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới độ an toàn của người di chuyển. Đặc biệt là các gia đình có người già, trẻ nhỏ.
- Chiều cao bậc cầu thang tiêu chuẩn là 15-18 cm. Nếu quá 18cm thì cầu thang sẽ có độ dốc cao và khó di chuyển.
- Chiều rộng mặt bậc tiêu chuẩn từ 25-30 cm để người dùng có thể di chuyển một bước một.
- Gờ mặt bậc khoảng 2cm theo tiêu chuẩn.
6. Chiều cao lan can
Chiều cao của lan can được tính từ mặt bậc thang lên đến điểm trên cùng của tay vịn. Theo chuyên gia, chiều cao lan can lý tưởng nhất là từ 90 đến 110cm. Tùy theo phong cách và không gian ngôi nhà mà gia chủ lựa chọn chiều cao lan can phù hợp nhất.
7. Chiếu nghỉ cầu thang
Chiếu nghỉ là phần cầu thang được thiết kế nhằm chuyển hướng vế thang và là nơi các thành viên được nghỉ lấy sức. Đặc biệt là khi thiết kế cầu thang quá dài. Tốt nhất là cứ 11 bậc thang nên làm một chiếu nghỉ với độ rộng khoảng 90cm.
Vật liệu làm vế thang phổ biến nhất hiện nay
Vế thang trong kiến trúc được gia công từ nhiều vật liệu khác nhau. Tùy thuộc vào phong cách, kiểu dáng và nội thất không gian mà chọn các chất liệu như gỗ, kính cường lực, bê tông,… Mỗi loại vật liệu đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, dưới đây là so sánh và gợi ý của Cầu Thang Trung Thực để bạn chọn được loại vật liệu phù hợp nhất!
Bê tông
Bê tông là vật liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng cầu thang. Điểm cộng lớn của chất liệu này là độ bền cao, chịu lực tuyệt vời. Do đó, bê tông rất được ưa chuộng cho các công trình cao tầng đòi hỏi trọn tải lớn như: Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,…
Mặt khác, bê tông có tính ổn định cao. Đảm bảo cầu thang không bị rung lắc, đem tới cảm giác an toàn, chắc chắn cho người dùng. Hơn nữa, bê tông có thêm ưu điểm về khả năng tạo hình. Cho phép thi công tạo hình chữ U, chữ L, xoắn, tùy thiết kế.
Điểm trừ của chất liệu bê tông là mất thời gian tạo hình, khó khăn trong quá trình sửa chữa. Thêm vào đó, tính thẩm mỹ của bê tông không quá cao, cần kết hợp thêm các vật liệu như đá, gạch,…
Gỗ
Gỗ cũng là chất liệu được rất nhiều gia chủ săn đón trong quá trình thi công cầu thang. Tính thẩm mỹ của gỗ rất tuyệt vời. Gỗ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, gần gũi và vô cùng sang trọng. Bên cạnh đó, gỗ cho phép thi công dễ dàng, cắt ghép và điều chỉnh được theo đa dạng thiết kế từ hiện đại tới cổ điển. Gỗ cũng có màu sắc rất phong phú hoặc nâng cao thẩm mỹ bằng cách sơn.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của vật liệu gỗ là độ bền kém, dễ mối mọt, cong vênh trong quá trình sử dụng. Việc bảo dưỡng cần tốn thời gian và chi phí lớn. Gỗ cũng yêu cầu cao về tính an toàn bởi khả năng cháy hoàn toàn có thể xảy ra.
Kim loại
Các kim loại như inox, sắt sơn tĩnh điện cũng được các gia chủ ưa chuộng không kém. Ưu điểm lớn của cầu thang kim loại là bền bỉ và chịu được trọng tải lớn. Đồng thời, kim loại cho phép gia công nhanh chóng và linh hoạt. Khả năng lắp đặt và bảo trì cũng tương đối đơn giản, không mất nhiều thời gian.
Nhược điểm của sắt sơn tĩnh điện là nguy cơ rỉ sét nếu bị xước và trong điều kiện ẩm cao. Cùng với đó, quá trình di chuyển lên xuống cầu thang có thể gây ra tiếng động.
Kính cường lực
Kính cường lực là chất liệu khá mới mẻ và được các gia chủ yêu thích nét đẹp hiện đại lựa chọn. Ưu điểm của chất liệu là tăng tính sang trọng, đẳng cấp. Đặc biệt, chất liệu kính giúp mở rộng không gian, tăng cường ánh sáng tốt hơn. Do đó, kính được ưa chuộng cho nhà tầng diện tích hẹp và thiếu sáng. Thêm nữa, kính cũng đa dạng màu sắc, mẫu mã, cho phép gia chủ thỏa sức sáng tạo.
Nhược điểm chủ yếu của kính cường lực là dễ bám bụi và cần vệ sinh thường xuyên. Bên cạnh đó, chi phí để thiết kế, thi công cầu thang kính rất tốn kém. Kính cũng có thể nứt vỡ nếu gặp tác động lực mạnh.
Đá
Vật liệu đá có điểm cộng về độ cứng, độ bền bỉ cao. Đá chịu được lực lớn, ít bị trầy xước, luôn giữ được độ mới. Tính thẩm mỹ của cầu thang đá cũng được số đông người dùng hài lòng. Các vân đá tự nhiên mang đến vẻ đẹp sang trọng, ấn tượng mạnh cho người ghé thăm. Khả năng vệ sinh đá rất đơn giản, rất ít khi phải sửa chữa, bảo dưỡng.
Trọng lượng của đá khá nặng nên cần mất nhiều công sức khi thi công, nhất là nhà nhiều tầng. Giá cầu thang đá cũng thuộc top đắt đỏ và cần thợ tay nghề cao. Khi có nước hoặc ẩm thì đá có thể khiến trơn trượt nên cần gia công độ nhám.
Tóm lại, mỗi chất liệu xây dựng vế thang đều có ưu điểm, nhược điểm. Tùy vào phong cách kiến trúc, ngân sách thì gia chủ có thể lựa chọn phù hợp. Nếu còn lăn tăn, đừng quên gọi ngay tới hotline của Cầu Thang Trung Thực 098.422.8882!
Xu hướng thiết kế vế thang mới nhất
Hiện nay, vế thang không còn đảm nhận chức năng di chuyển đơn thuần mà còn đóng vai trò quan trọng để tạo điểm nhấn cho toàn bộ không gian nội thất. Chính vì điều này mà ngày càng nhiều gia chủ quan tâm đến xu hướng thiết kế vế thang mới nhất.
Thiết kế vế thang tối giản
Vế thang phong cách tối giản thường chú trọng đến sự gọn gàng, tiết chế các chi tiết quá phức tạp. Các vật liệu được ưu tiên trong cấu trúc vế thang thường là kính, gỗ, kim loại… để tạo ra các đường nét tinh tế, thanh thoát nhất.
Điểm cộng lớn của phong cách tối giản là không gian thoáng đãng, hiện đại. Với đường nét không phức tạp, vế thang hỗ trợ bảo trì, bảo dưỡng đơn giản. Đặc biệt, vế thang tối giản rất lý tưởng cho không gian chật chội, khiêm tốn.
Thiết kế vế thang kính cường lực kết hợp kim loại
Bố trí vế thang kính cường lực kết hợp kim loại là xu hướng khá hot trong những năm qua. Chất liệu kính kết hợp kim loại như inox, sắt sơn tĩnh điện giúp không gian được thoáng đãng, sáng sủa, sang trọng hơn.
Kính cường lực có khả năng chịu lực tuyệt vời, tạo cảm giác rộng rãi cho không gian. Hơn nữa, kính rất dễ lau chùi, vệ sinh để giữ vẻ đẹp tươi mới. Các không gian biệt thự, nhà phố, nhà nghỉ, khách sạn thường xuyên sử dụng thiết kế này.
Thiết kế vế thang “nổi”
Đây là một trong những thiết kế vế thang vô cùng độc đáo. Các bậc thang sẽ được gắn trực tiếp vào tường mà không có phần khung đỡ phía bên dưới. Do đó, thi công vế thang có thể được thực hiện song song với quá trình xây dựng công trình.
Ưu điểm lớn của vế thang nổi là hiệu ứng thị giác độc lạ, thu hút. Các bậc thang như đang lơ lửng, rất ấn tượng. Cùng với đó, không gian lắp đặt sẽ có cảm giác thông thoáng hơn. Tuy nhiên, thiết kế này đòi hỏi phải có kỹ thuật thi công cao. Vật liệu sử dụng cao cấp, bền chắc để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, cầu thang “nổi” không thích hợp cho gia đình có trẻ nhỏ, người già.
Thiết kế vế thang xoắn ốc
Thẩm mỹ vế thang xoắn ốc được đánh giá rất cao. Các bậc thang được uốn cong xung quanh một trục vừa tạo hiệu ứng thẩm mỹ, vừa tiết kiệm diện tích. Đây là thiết kế lý tưởng cho những ngôi nhà cao tầng sở hữu không gian khiêm tốn. Bên cạnh đó, không gian nội thất nghệ thuật hoặc muốn tạo điểm nhấn hoàn toàn có thể ưu tiên thiết kế này.
Thiết kế vế thang tích hợp không gian lưu trữ
Chiều dài vế thang dài hay ngắn sẽ quyết định tới phần diện tích bên dưới gầm cầu thang. Một số thiết kế vế thang được tích hợp với kệ, tủ đồ, tủ sách ở bên dưới để tận dụng diện tích. Thiết kế này vô cùng tuyệt vời đối với các căn hộ nhà ống, nhà phố có diện tích nhỏ.
Thiết kế vế thang tích hợp đèn LED
Hệ thống đèn LED được tích hợp phía dưới bậc thang, tay vịn cầu thang mang lại hiệu ứng ánh sáng đã mắt. Thêm nữa, đèn LED giúp tăng tính an toàn trong quá trình di chuyển vào ban đêm.
Thiết kế vế thang tích hợp đèn LED hoàn toàn phù hợp với nhà phố, biệt thự. Bên cạnh đó, đây cũng là thiết kế hoàn hảo cho các công trình cao cấp như khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
Thiết kế vế thang bê tông đơn giản
Hiện nay, rất nhiều gia chủ có xu hướng lựa chọn phong cách vintage. Thiết kế vế thang bê tông đơn giản rất thịnh hành. Các vế thang được gia công từ bê tông hoặc sơn phủ giả bê tông và kết hợp chi tiết kim loại để mang tới phong cách công nghiệp mộc mạc, chân thực. Xu hướng này rất thường gặp ở các quán cà phê, nhà hàng,…
Những xu hướng thiết kế vế thang được kể trên không chỉ mang đến công năng tối ưu và còn tạo phong cách đa dạng, hài hòa với không gian tổng thể của ngôi nhà.
Ý nghĩa phong thủy của vế thang
Vế thang, khe hở giữa 2 vế thang luôn được quan tâm và có tiêu chuẩn xây dựng riêng. Bên cạnh đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ thì các yếu tố này còn liên quan đến tính phong thủy của công trình.
Vị trí đặt vế thang
Bố trí nơi đặt vế thang là điều quan trọng đầu tiên mà gia chủ cần xem xét. Bạn không nên đặt cầu thang ở trung tâm không gian vì vừa làm tốn diện tích. Lại vừa tạo ra năng lượng xấu, khiến vượng khí không được lưu thông tốt. Các thành viên, đặc biệt là chủ nhà dễ gặp vận hạn sức khỏe, tài lộc đi xuống.
Vị trí vế thang đối diện cửa chính cũng “phạm” vào tính phong thủy. Cầu thang hướng thẳng cửa chính sẽ khiến tài lộc đi mất, thất thoát tài chính. Bên cạnh đó, các chuyên gia phong thủy cũng cho rằng vị trí này khiến cho không khí vào nhà bị ngắt quãng.
Mặt khác, cầu thang ở vị trí cuối nhà cũng không hợp lý. Bởi năng lượng tốt không được giữ lại sẽ khó duy trì tài chính ổn định. Thậm chí, công việc và sức khỏe có thể gặp khó khăn.
Hướng vế thang
Bên cạnh tiêu chuẩn an toàn khoảng hở, gia chủ cần xem xét yếu tố hướng cầu thang:
- Hướng Đông: Đây là hướng cầu thang rất tốt thu hút năng lượng tích cực, đem tới sức khỏe, bình an.
- Hướng Đông Nam: Cầu thang xây theo hướng này giúp gia chủ tăng cường tài lộc, nhất là gia đình làm nghề kinh doanh.
- Hướng Tây Bắc: Hướng cầu thang của sự quý phái, quyền lực.
Bên cạnh đó, gia chủ cần quan tâm đến các hướng xây dựng vế thang nên tránh. Hướng Tây Nam, Đông Bắc để không đem lại điềm gở, năng lượng xấu cho ngôi nhà.
Số bậc thang và quy tắc ngầm
Theo các chuyên gia phong thủy, bậc thang được tính theo quy tắc sinh lão bệnh tử. Bậc cuối cùng của vế thang cần dừng ở bậc sinh để mang đến may mắn. Công thức tính bậc sinh đã được bật mí ở nội dung phía trên. Gợi ý số bậc đẹp thường là: 13, 17, 21, 25…
Ý nghĩa phong thủy của hình dạng cầu thang
Cầu thang chữ L, chữ U được nhiều gia đình ưu tiên. Bởi hình dạng cầu thang tạo dòng chảy tốt, lưu thông khí thuận lợi. Cầu thang xoắn dù có tính thẩm mỹ cao nhưng lại dễ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tài lộc. Nhất là khi cầu thang xoắn đặt ở giữa nhà, hướng về phòng ngủ dễ khiến các thành viên mất ngủ, mệt mỏi. Ngoài ra, gia chủ nên tránh thiết kế cầu thang có khoảng trống ở giữa các bậc: Cầu thang xương cá, cầu thang “nổi”… khiến tài lộc, vượng khí không được tụ lại.
Vật liệu làm vế thang
Xét theo yếu tố ngũ hành, gia chủ nên chọn vật liệu hợp mệnh của mình. Người mệnh Kim rất tốt để chọn các loại kim loại gia công cầu thang. Người mệnh Thủy nên chọn kính cường lực hoặc các vật liệu sáng bóng. Người mệnh Mộc ưu tiên cầu thang gỗ là tốt nhất.
Ngoài ra, màu sắc vật liệu vừa hợp mệnh vừa hài hòa với tổng thể nội thất cũng được coi trọng. Mệnh Mộc hợp màu xanh, mệnh Thổ hợp màu vàng, nâu đất, mệnh Thủy hợp màu đen, xanh dương…
Trang trí vế thang hợp phong thủy
Các chi tiết phụ như đèn chiếu sáng, cây xanh, tranh ảnh, gương cũng góp phần tạo điểm nhấn và tăng tính phong thủy.
- Cây xanh: nên dùng cây nhỏ, hoa nhỏ, đặt cạnh chân cầu thang để tăng cường vượng khí và giúp không gian có sắc xanh.
- Đèn chiếu sáng: Thiết kế đèn vừa đủ sáng, không quá chói, không quá tối để đảm bảo an toàn di chuyển nhất là đêm tối. Đèn có thể lắp dọc tay vịn hoặc dưới bậc thang để làm tăng hiệu ứng thị giác.
- Gương: Bạn tuyệt đối không đặt gương ở chân hoặc gầm cầu thang có thể gây phản chiếu làm mất năng lượng tốt.
Các lưu ý khi thiết kế và thi công vế thang
3 yếu tố cần “khắc cốt ghi tâm” khi gia chủ thiết kế, thi công vế thang đó chính là: An toàn, tối ưu không gian, dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng.
An toàn vế thang
An toàn vế thang được quyết định bởi các tiêu chuẩn kích thước về: Chiều rộng vế thang hợp lý, chiều cao bậc, độ dốc vế thang, độ rộng của bậc thang,… Ngoài ra, các yếu tố về vật liệu chống trơn trượt cũng rất quan trọng. Nhất là khi gia chủ lựa chọn các vật liệu như đá, kính…
Tay vịn cầu thang chắc chắn sẽ giúp các thành viên di chuyển an toàn. Tay vịn nên có độ cao 85-90cm để hỗ trợ người dùng di chuyển, thuận tiện cầm nắm.
Đặc biệt, yếu tố độ sáng cũng quan trọng không kém. Đèn sáng và ánh sáng tự nhiên làm giảm nguy cơ trượt ngã, nhất là gia đình có trẻ nhỏ, người già.
Tiết kiệm không gian
Tối ưu không gian cũng là yếu tố quan trọng trong thiết kế, thi công vế thang. Đối với không gian nhỏ, các mẫu cầu thang xoắn ốc, cầu thang chữ L được ưu tiên để đảm bảo di chuyển mà vẫn không chiếm quá nhiều diện tích. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo làm cầu thang kết hợp tủ, kệ bên dưới để tận dụng khoảng trống.
Cầu thang “nổi” cũng là một lựa chọn không tồi. Thiết kế tạo cảm giác thông thoáng, không chiếm nhiều diện tích sàn và làm không gian như được mở rộng. Tuy nhiên, cầu thang “nổi” không được đánh giá quá cao về tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, cầu thang kính cũng giúp mở rộng tầm nhìn cho không gian chật hẹp. Bạn nên hạn chế các vật liệu đậm màu hoặc kết cấu đặc sẽ dễ gây cảm giác bí bách.
Vệ sinh và bảo dưỡng
Các vật liệu dễ dàng vệ sinh phải kể đến như inox, kính cường lực, thép không gỉ,… Bên cạnh đó, chất liệu gỗ hiện nay cũng được xử lý và sơn chống bám bụi rất hiệu quả. Các vật liệu có độ bền cao gồm có: Bê tông, đá tự nhiên, giả đá,…
Các câu hỏi liên quan đến vế thang, khoảng hở giữa 2 vế thang
Cầu thang là phần quan trọng trong thiết kế nhà cao tầng. Chính vì vậy mà nhiều gia chủ đắn đó chưa chọn được mẫu cầu thang ưng ý. Một vài giải đáp thắc mắc của Cầu Thang Trung Thực sẽ giúp bạn có quyết định chọn lựa đúng đắn nhất!
Có những tiêu chuẩn an toàn nào cần tuân thủ khi thiết kế và thi công cầu thang?
Bất cứ gia đình nào cũng không thể xem nhẹ vấn đề an toàn khi xây dựng cầu thang di chuyển giữa các tầng. Để đảm bảo an toàn thì thiết kế và thi công cầu thang phải đáp ứng những tiêu chuẩn như sau:
- Chiều cao bậc thang từ 15-18cm.
- Độ rộng của bậc thang từ 25-30 cm.
- Chiều rộng của cầu thang tối thiểu 80cm.
- Độ dốc của cầu thang dao động 30-45 độ.
- Chiều cao tay vịn cầu thang từ 30-45 độ.
- Hệ thống đèn chiếu sáng: Đảm bảo ánh sáng đủ để người dùng quan sát tốt, tránh trơn trượt nguy hiểm.
Các loại vật liệu nào có khả năng chống trượt tốt?
Cầu thang là bộ phận di chuyển nhiều nhất trong ngôi nhà. Chính vì thế mà chống trượt cho cầu thang cũng được chú trọng để tránh trơn trượt nguy hiểm. Dưới đây là một vài vật liệu mà bạn có thể tham khảo:
- Gạch nhám: Bề mặt gạch được tạo độ nhám, tăng ma sát và giảm trơn trượt hiệu quả. Loại vật liệu này còn được ứng dụng khi làm cầu thang ngoài trời hoặc khu vực dễ ẩm ướt.
- Gỗ tự nhiên xử lý bề mặt: Giúp tăng khả năng ma sát. Tuy nhiên, gỗ cần được kiểm tra và bảo trì thường xuyên vì dễ mất lớp chống trơn trượt.
- Kính cường lực chống trượt: Loại kính đặc biệt được gia công bề mặt chống trượt đảm bảo độ an toàn khi di chuyển.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phụ kiện thảm cao su hoặc các tấm dán chống trượt để tăng độ bám.
Nên sử dụng vật liệu chống trượt ở những vị trí nào trên cầu thang?
Một số vị trí quan trọng nhất cần chống trượt là khu vực bắt đầu, kết thúc của cầu thang, các bậc thang, tay vịn và lan can cầu thang.
Khoảng hở tiêu chuẩn giữa các bậc thang là bao nhiêu?
Các bậc thang cách nhau khoảng từ 8-10 cm là tốt nhất để đảm bảo trẻ không bị lọt qua khe giữa các bậc. Khoảng hở giữa lan can và tay vịn dao động từ 10 -12 cm giúp đảm bảo an toàn. Nhất là gia đình có trẻ nhỏ, tránh trường hợp trẻ em hoặc các đồ vật nhỏ bị lọt qua.
Khoảng hở quá lớn hoặc quá nhỏ có ảnh hưởng gì đến an toàn và thẩm mỹ?
Trường hợp khoảng hở quá lớn giữa các bậc thang có thể khiến nguy cơ trượt ngã cao, gây mất an toàn với gia đình có người già, trẻ nhỏ. Về yếu tố thẩm mỹ, khoảng hở lớn cũng khiến “diện mạo” cầu thang thiếu tính liên kết và không chắc chắn.
Trường hợp khoảng hở quá nhỏ khiến cầu thang nhìn vẻ bí bách, cứng nhắc. Khâu thi công tốn kém nhiều nguyên vật liệu. Khâu vệ sinh, bảo dưỡng mất nhiều thời gian.
Lời kết
Tổng kết lại, khi thiết kế và thi công cần tuân thủ tiêu chuẩn khoảng hở giữa 2 vế thang và các thông số chiều cao bậc, chiều rộng bậc, khoảng cách bậc,…. Có như vậy, cầu thang mới đảm bảo an toàn, tiết kiệm và có tính thẩm mỹ cao. Các tiêu chuẩn thiết kế giúp vận hành linh hoạt, an toàn, tăng nét đẹp cho tổng thể không gian sống. Nếu bạn đang tìm đơn vị thiết kế, thi công cầu thang chuyên nghiệp thì đừng ngần ngại gọi ngay tới hotline 098.422.8882 để được Cầu Thang Trung Thực hỗ trợ!
Tin liên quan
Xem tất cảMâm Cầu Thang: Bảng giá 50 Mẫu mới 12/2024
Bạn đang tìm kiếm mẫu mâm cầu thang thiết kế độc đáo, ấn tượng làm mới không gian sống nhà mình? Bạn muốn tham khảo...
Báo giá 50+ Mẫu Cầu Thang Kính Đẹp 12/2024
Cầu thang kính có cấu tạo ra sao mà được ứng dụng ngày càng phổ biến? Giá thi công cầu thang bằng kính là bao...
Bảng Giá Tay Vịn Cầu Thang Gỗ Sồi mới 12/2024
Tham khảo bảng giá trước khi mua hàng giúp bạn dễ dàng dự tính chi phí cần phải thanh toán. Từ đó tránh được những...
Tay Vịn Cầu Thang Sắt Hộp đẹp nhất 12/2024
Tay vịn cầu thang sắt hộp được làm từ vật liệu sắt hộp, có thiết kế hình khối vuông hoặc chữ nhật, tạo nên các...
Thanh Lý Cầu Thang Gỗ Cũ Mua Bán Tại Nhà 12/2024
Thanh lý cầu thang gỗ cũ tại nhà chưa bao giờ dễ dàng đến thế! Với dịch vụ thu mua cầu thang gỗ cũ tận...
50+ Mẫu Cầu Thang Tròn Hiện Đại 12/2024
Cầu thang là phần thiết kế được gia chủ đặc biệt quan tâm. Bởi phần nội thất này không chỉ đóng vai trò liên kết...