Mặt Cắt Cầu Thang – Bản Vẽ Chi Tiết 12/2024
Thiết kế cầu thang là một phần quan trọng trong tổng thể công trình xây dựng. Đây là bộ phận không chỉ đóng vai trò liên kết, hỗ trợ di chuyển giữa các tầng mà còn là điểm nhấn thẩm mỹ nổi bật của ngôi nhà. Bởi vậy mà khi xây dựng, công trình nào cũng cần chú ý đến bản vẽ mặt cắt cầu thang. Bài viết dưới đây, Cầu Thang Trung Thực sẽ bật mí chi tiết về mặt cắt cầu thang là gì? Có những công nghệ thiết kế nào và lưu ý!
Nội dung bài viết
Mặt cắt cầu thang là gì? Vai trò của mặt cắt cầu thang
Mặt cắt cầu thang chính là bản vẽ thiết kế sẽ nhìn thấy được sau khi cắt không gian theo phương thẳng. Thường là mặt cắt ngang hoặc mặt cắt dọc.
Mặt cắt cầu thang cũng là bản vẽ thiết kế phản ánh đầy đủ các thông số sau khi được cắt theo phương thẳng đứng (có thể là dọc hoặc ngang). Để cầu thang được xây dựng đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cũng như mục đích phục vụ di chuyển, liên kết giữa các tầng trong công trình xây dựng.
Do đó, mặt cắt cầu thang cần nêu được ý tưởng của gia chủ với yêu cầu:
- Chiều cao bậc cầu thang: Khoảng cách giữa mặt bậc này tới mặt bậc liền kề.
- Độ dày bậc cầu thang: Độ dày của phần bê tông hoặc gạch, đá làm bậc thang.
- Chiều cao lan can: Chiều cao của lan can so với mặt bậc cầu thang.
- Độ dày của tấm ốp: Khi cầu thang có tấm ốp trang trí thì độ dày tấm ốp được thể hiện rõ trên bản vẽ.
- Kết cấu bên trong: Cách thức thanh giằng, cột đỡ của cầu thang.
Tất cả các chi tiết này đảm bảo phù hợp với diện tích không gian, phong cách kiến trúc mà gia chủ mong muốn.
Vì sao bản vẽ mặt cắt cầu thang lại quan trọng trong thiết kế và thi công?
Không phải ngẫu nhiên mà bất cứ gia chủ hay nhà thiết kế xây dựng nào cũng quan tâm đến mặt cắt cầu thang trong bản vẽ. Điểm qua một vài yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn hiểu vì sao mặt cắt cầu thang lại quan trọng như vậy!
- Về yếu tố an toàn: Tính toán độ dốc của cầu thang giúp đảm bảo người di chuyển lên xuống thoải mái, không bị vấp ngã. Mặt cắt cầu thang thể hiện rõ độ dốc trên bản vẽ. Ngoài ra, chiều cao bậc thang cũng rất quan trọng, cần phải đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng.
- Về yếu tố thẩm mỹ: Mặt cắt cầu thang biểu diễn rõ hình dáng của bậc thang. Qua đó, gia chủ có thể chọn lựa kiểu dáng cầu thang phù hợp với phong cách mà bạn muốn xây dựng. Bên cạnh đó, mặt cắt cầu thang cũng cho phép hình dung sự kết hợp của các loại vật liệu khác nhau để có được một thiết kế cầu thang đẹp mắt, tinh tế nhất.
- Về khả năng thi công: Mặt cắt cầu thang giúp thi công được chính xác theo thiết kế. Tránh được sai sót hoặc sớm phát hiện lỗi để xử lý, sửa chữa kịp thời. Thêm nữa, mặt cắt giúp các kỹ sư xây dựng tính toán được kết cấu, đảm bảo khả năng chịu trọng tải theo đúng yêu cầu.
Tóm lại, mặt cắt của cầu thang là công cụ quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công xây dựng cầu thang. Nếu không có mặt cắt thì tính an toàn, thẩm mỹ, chất lượng của cầu thang sẽ không được đảm bảo.
Sự khác biệt giữa mặt cắt cầu thang truyền thống và hiện đại
Có sự khác biệt đáng kể giữa mặt cắt cầu thang truyền thống và hiện đại. Thể hiện qua các yếu tố như sau:
Về vật liệu:
- Cầu thang truyền thống ưa chuộng vật liệu tự nhiên như gạch nung, đá, gỗ với kết cấu đơn giản.
- Cầu thang hiện đại ưu tiên vật liệu mới như bê tông, thép, kính, đá, inox,…
Về kiểu dáng:
- Cầu thang truyền thống thường sở hữu kiểu dáng đơn giản, chiều cao bậc đồng đều, lan can bằng gỗ, sắt là chủ yếu.
- Cầu thang hiện đại đa dạng về kiểu dáng như cong, thẳng, xoắn ốc, xương cá,… Chiều cao và độ dày bậc thang có thể thay đổi để tăng điểm nhấn ấn tượng. Lan can cầu thang được thiết kế cầu kỳ và đa dạng chất liệu từ kính, inox, gỗ,…
Về kết cấu:
- Cầu thang truyền thống kết cấu thi công đơn giản. Phần cột đỡ, thanh giằng được lộ ra ngoài.
- Cầu thang hiện đại đòi hỏi kết cấu phức tạp, kỹ thuật cao. Phần cột đỡ, thanh giằng sẽ được giấu bên trong hoặc biến tấu thành các đường nét trang trí.
Về công năng:
- Cầu thang truyền thông chỉ đảm nhận chức năng phục vụ di chuyển giữa các tầng.
- Cầu thang hiện đại vừa liên kết, kết nối các tầng, hỗ trợ di chuyển lên xuống vừa là điểm nhấn của không gian.
Thành phần chính của một mặt cắt cầu thang
Một mặt cắt cầu thang gồm đầy đủ các thành phần như sau:
Bậc thang:
- Mặt bậc: là phần mà người di chuyển sẽ đặt chân lên.
- Mặt dưới bậc: Phần mặt dưới của cầu thang, tiếp xúc với khoảng trống của gầm cầu thang.
- Sống bậc: là phần cạnh bên của bậc thanh để hình thành góc liên kết giữa mặt trên, mặt dưới bậc.
Lan can cầu thang:
- Tấm lan can: Vách chắn giúp ngăn cách lối đi lên cầu thang với phía ngoài cầu thang.
- Cột lan can: Các cột để đỡ và cố định lan can.
- Tay vịn cầu thang: Thanh đỡ mà người dùng vịn vào để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển lên xuống cầu thang.
Chiếu nghỉ: Khu vực ở giữa cầu thang có tác dụng nghỉ chân và chuyển hướng đi của cầu thang.
Dầm cầu thang: Thanh được đặt dưới các bậc thang đóng vai trò chịu lực chính.
Cột đỡ: Cột trụ đỡ dầm cầu thang và những thành phần khác.
Thanh giằng: Thanh ngang hoặc xiên đóng vai trò gia cố kết cấu cầu thang.
Ngoài ra, mặt cắt cầu thang còn có các chi tiết như: Tấm ốp, đèn chiếu sáng, các chi tiết trang trí,…
Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế mặt cắt cầu thang mới nhất
Cầu thang được xây dựng phải dựa trên bản vẽ mặt cắt để đảm bảo độ chính xác cao. Đáp ứng công năng và tính thẩm mỹ theo yêu cầu của gia chủ. Để có một bản thiết kế mặt cắt cầu thang chuẩn thì cần phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Kích thước cầu thang
Cấu trúc cầu thang sẽ bị chi phối bởi kích thước diện tích và chiều cao của không gian lắp đặt cầu thang. Đặc biệt, chiều cao các tầng sẽ quyết định tới kiểu cầu thang phù hợp. Nếu chiều cao các tầng lớn thì nên thiết kế dạng cầu thang xoắn, cầu thang có chiếu nghỉ ở giữa để tạo sự thoải mái khi di chuyển. Tránh xây cầu thang thẳng đứng dễ làm người lên xuống có cảm giác mệt.
2. Tiêu chuẩn an toàn
- Độ dốc cầu thang: Được tính dựa trên chiều cao, chiều rộng của bậc cầu thang. Theo các kỹ sư xây dựng thì độ dốc lý tưởng của cầu thang sẽ từ 30-35 độ.
- Chiều cao bậc thang: Chiều cao bậc thang lý tưởng nhất là 15 – 18cm theo tiêu chuẩn.
- Chiều rộng bậc thang: Chiều rộng bậc thang lý tưởng nhất là 25 – 30 cm theo tiêu chuẩn.
- Chiều cao của tay vịn: Tiêu chuẩn là 85-95 cm.
- Chiều rộng của cầu thang: Tiêu chuẩn là tối thiểu 90 cm trở lên. Đảm bảo 2 người có thể lên – xuống ngược chiều cầu thang.
3. Hình dáng cầu thang
Mặt cắt cầu thang xoắn sẽ khác mặt cắt cầu thang tròn, thẳng, chữ U, chữ L… Hay nói cách khác, mặt cắt cầu thang phụ thuộc vào hình dáng thiết kế. Dựa vào mặt cắt mà bên thi công sẽ tiến hành xây dựng để đáp ứng thiết kế, tính thẩm mỹ và đảm bảo an toàn.
4. Phong cách và vật liệu cầu thang
Thiết kế của cầu thang cần hợp với tổng thể phong cách kiến trúc mà nhà đang theo đuổi: Hiện đại, tối giản, công nghiệp,… Ngoài ra, yếu tố vật liệu cũng được thể hiện ở mặt cắt cầu thang. Hiện nay, các vật liệu phổ biến phải kể đến như gỗ, kim loại, kính, bê tông,…
5. Ánh sáng và thông gió
Ánh sáng tự nhiên từ mặt trời và ánh sáng nhân tạo từ đèn vừa là điểm nhấn cho cầu thang, vừa đảm bảo tính an toàn kỹ thuật cho người dùng. Hệ thống thông gió sẽ giúp không gian bớt ngột ngạt, hạn chế ẩm mốc và tăng tuổi thọ cho vật liệu xây dựng.
Các công nghệ mới áp dụng trong bản vẽ mặt cắt cầu thang
Thiết kế mặt cắt cầu thang là công việc đòi hỏi tính chính xác cao. Vì thế nên các kỹ sư, kiến trúc sư cần sự hỗ trợ đắc lực từ các phần mềm kỹ thuật. Dưới đây Cầu Thang Trung Thực đã tổng hợp các công nghệ áp dụng trong bản vẽ mặt cắt cầu thang:
AutoCAD
AutoCAD được ví như cánh tay phải đắc lực của giới kiến trúc sư, kỹ thuật, kỹ sư,… Đặc biệt, bản vẽ mặt cắt cầu thang cũng được dùng AutoCAD để thực hiện với nhiều ưu điểm nổi bật:
AutoCAD có độ chính xác cao giúp bản vẽ mặt cắt cầu thang bộ đạt chuẩn đến từng milimet. Mặt phẳng cầu thang được thể hiện bằng nhiều công cụ vẽ như Line, Polyline, Arc, Circle,… Nhờ vậy mà các yếu tố của cầu thang như: Mặt phẳng cầu thang, bậc thang, lan can, tay vịn, góc nghiêng cầu thang,… được thể hiện rõ.
AutoCAD cho phép quản lý lớp bằng tính năng Layer cho phép quản lý các thành phần của bản vẽ. Bạn hoàn toàn có thể tắt, bật các lớp để thể hiện các thành phần theo lớp cắt của cầu thang.
Phần mềm cũng giúp người dùng điều chỉnh linh hoạt về hình dạng, kích thước và các bộ phận cấu thành. Ngoài bản vẽ 2D thì bạn có thể xuất bản vẽ 3D. Thêm nữa, AutoCAD cũng cho phép xuất file ở nhiều định dạng: DXF, DWG,…
Tuy nhiên, AutoCAD cần mất nhiều thời gian để học và sử dụng. Máy tính cài đặt AutoCAD cần có cấu hình cao.
Revit
Là dân xây dựng và kiến trúc không ai không biết tới Revit – phần mềm thiết kế có nhiều ưu điểm và hiệu quả:
- Mô hình 3D siêu chi tiết giúp bạn hình dung cấu trúc, chi tiết phức tạp của cầu thang.
- Khả năng tự động hóa cao cho phép tạo hình cầu thang, bậc thang, lan can theo độ nghiêng, mặt cắt một cách tự động.
- Liên kết với các dữ liệu của mặt cắt và các bản vẽ ở cùng một dự án. Từ đó, Revit đảm bảo độ đồng nhất cao, tránh sai lệch trong quá trình thiết kế.
- Revit cũng cho phép quản lý và cập nhật nhanh chóng. Khi có một thông số của mặt cắt cầu thang thay đổi thì Revit sẽ tự động cập nhật ở mọi bản vẽ thiết kế liên quan.
Tuy nhiên, Revit là một phần mềm có bản quyền, cần tốn kém chi phí để sở hữu. Bên cạnh đó, nếu bạn không phải kiến trúc sư, kỹ sư thì bạn không thể sử dụng được phần mềm này. Đặc biệt, Revit dù được đánh giá cao về khả năng cập nhật linh hoạt nhưng đối với chi tiết phức tạp thì cần thực hiện thủ công khá nhiều. Về xuất file, Revit chủ yếu xuất ở dạng RVT mà thôi.
SketchUp
SketchUp là một trong 3 phần mềm vẽ mặt cắt cầu thang được dùng nhiều nhất. Chúng ta có thể điểm qua những ưu điểm, hạn chế của phần mềm này như sau:
- Giao diện SketchUp rất thân thiện, dễ học và sử dụng nên không cần bạn phải là chuyên gia.
- Thư viện 3D của SketchUp rất phong phú để thực hiện bản vẽ 3D và phối cảnh. SketchUp cho phép bạn nhanh chóng tạo ra bản vẽ cầu thang 3D.
- SketchUp hiển thị chi tiết từng bộ phận của mặt cắt cầu thang. Giúp bạn kiểm tra kích thước các bộ phận cấu thành: bậc thang, chiều cao, độ rộng, độ dốc,….
- SketchUp giúp bạn phát hiện lỗi thiết kế: Bậc thang không phẳng, các khoảng cách bậc không đều,…
- SketchUp có thể phối hợp với các bản vẽ khác như mặt bằng, mặt đứng của cầu thang.
Tuy nhiên, SketchUp không phải phần mềm chuyên dụng kỹ thuật nên độ chính xác không cao bằng Revit hay AutoCAD. Đối với các chi tiết phức tạp, SketchUp chưa thực hiện được. Nhất là các thiết kế cầu thang xoắn, cầu thang xương cá,… Thêm nữa, phần mềm này chưa được tích hợp để cập nhật linh hoạt các kích thước với các bản vẽ khác của một dự án.
Ngoài ra, mặt cắt cầu thang cũng được sử dụng SolidWorks và Rhino để thực hiện. Hai phần mềm này cũng được đánh giá cao về khả năng thực hiện các chi tiết cầu thang phức tạp, có tính sáng tạo cao.
XEM THÊM:
Các bước cơ bản để vẽ một mặt cắt cầu thang là gì?
Dù là xây nhà mới hay cải tạo cầu thang cũ thì gia chủ cũng cần hiểu rõ về mặt cắt cầu thang. Như vậy mới đảm bảo thiết kế cầu thang được an toàn, thẩm mỹ và hài hòa với không gian. Để vẽ mặt cắt cầu thang chuẩn thì cần trải qua các bước như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin dữ liệu:
Các thông tin quan trọng để bắt đầu vẽ mặt cắt của cầu thang gồm: Kích thước về chiều cao, rộng, độ cao và rộng của bậc, chiều cao lan can,…
Vật liệu được sử dụng gồm có bậc cầu thang, tấm ốp, lan can,…
Kiểu dáng cầu thang mà gia chủ muốn xây dựng: Cong, thẳng, xoắn ốc,…
Bước 2: Lựa chọn phần mềm vẽ mặt cắt cầu thang
Các phần mềm chuyên dụng để tiến hành bản vẽ mặt cắt cầu thang đã được Cầu Thang Trung Thực tổng hợp ở trên gồm: AutoCAD, Revit, SketchUp. Chi tiết về các phần mềm đã được phân tích, bạn hãy chọn phần mềm phù hợp với khả năng sử dụng.
Bước 3: Xây dựng hệ trục tọa độ mặt cắt cầu thang
Bạn cần tạo một mặt phẳng làm mặt cắt cầu thang. Bên cạnh đó, bạn xác định điểm gốc tọa độ để tiến hành vẽ.
Bước 4: Vẽ mặt cắt cầu thang
Các thành phần cần có trên bản vẽ mặt cắt cầu thang gồm:
- Bậc thang: Chính xác về kích thước, độ dốc và khoảng cách các bậc.
- Lan can: CHiều cao của lan can, tay vịn.
- Chiếu nghỉ: Sàn chiếu nghỉ và phần tường bao quanh chiếu nghỉ (nếu có).
- Kết cấu: Đầm, cột, các chi tiết khác.
Bước 5: Hoàn thành các chi tiết còn lại
Bao gồm:
- Các nét ẩn để phản ánh các chi tiết, đường nét bị che khuất bởi vật liệu.
- Các ghi chú để diễn giải các chi tiết giúp người xem bản vẽ nắm bắt dễ dàng.
Bước 6: Hoàn thiện bản vẽ mặt cắt cầu thang
- Kiểm tra lại các thông số kích thước cho chính xác.
- Kiểm tra lại tỷ lệ bản vẽ đã thích hợp chưa.
- Kiểm tra lại bố cục của bản vẽ để đảm bảo thể hiện rõ thiết kế.
Các mẫu mặt cắt cầu thang đẹp và ấn tượng
Mặt cắt cầu thang là hình phản chiếu của cầu thang đó lên mặt phẳng. Giúp người xem bản vẽ nắm rõ được cấu trúc bên trong của cầu thang như: Bậc thang, độ cao, độ dốc, độ rộng,…Có rất nhiều mẫu mặt cắt cầu thang đẹp và ấn tượng mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn phù hợp nhất với không gian.
Mặt cắt ngang
Mặt cắt ngang của cầu thang là hình ảnh phản chiếu được cắt theo phương ngang của công trình. Toàn bộ kết cấu được thể hiện trên bản vẽ theo phương nằm ngang. Với mặt cắt này, bạn có thể thấy được chi tiết về:
- Chiều cao bậc thang.
- Độ dày của bậc thang.
- Chiều rộng của bậc thang.
- Chiều cao chiếu nghỉ.
- Cấu tạo lan can cầu thang.
Mặt cắt dọc
Mặt cắt dọc của cầu thang là hình ảnh phản chiếu cầu thang khi cắt theo chiều dọc của cầu thang. Qua mặt cắt dọc, bạn có thể nắm bắt được hết các chi tiết của cầu thang như:
- Chiều cao của cả cầu thang.
- Số lượng bậc thang của cầu thang.
- Cấu tạo lan can cầu thang.
- Kết cấu dầm cột, các chi tiết kỹ thuật khác.
Mặt cắt cầu thang 2 vế
Cầu thang 2 vế tức là thiết kế cầu thang có hai nhánh đối xứng nhau. Mặt cắt cầu thang cần thể hiện được rõ 2 vế này với các thành phần: Điểm giao nhau, bậc thang, lan can,…
Đặc điểm mặt cắt cầu thang 2 vế là hai nhánh cầu thang có kích thước tương tự và nằm đối xứng. Ưu điểm mẫu cầu thang này sẽ phân bổ trọng tải hiệu quả, đem đến sự ổn định cho cầu thang. Nhược điểm, loại cầu thang chỉ ứng dụng cho công trình có diện tích rộng rãi.
Mặt cắt cầu thang 3 vế
Tương tự, cầu thang 3 vế là thiết kế cầu thang có 3 nhánh được ứng dụng cho không gian siêu rộng. Hoặc công trình kinh doanh, công trình tập thể có nhu cầu lớn di chuyển lên xuống giữa các tầng thường xuyên.
Mặt cắt loại cầu thang này có độ phức tạp cao. Nhưng đổi lại, chủ nhân công trình sẽ thấy được điểm nhấn không gian hoàn hảo.
Mặt cắt cầu thang chữ U, chữ L
Cầu thang chữ U sở hữu cấu tạo là hai cầu thang thẳng lắp song song và được ghép nối bằng chiếu nghỉ. Cầu thang chữ L cũng có cấu tạo tương tự, chỉ khác biệt ở chỗ chiếu nghỉ chữ U sẽ gấp khúc tại chiếu nghỉ với góc 180 độ. Còn chiếu nghỉ của cầu thang chữ L sẽ gấp khúc với góc 90 độ.
Mặt cắt cầu thang thẳng
Cầu thang thẳng được lựa chọn nhiều nhất trong số các thiết kế cầu thang. Đặc biệt, mẫu thiết kế này phù hợp với hầu hết nhà tầng thấp. Điểm cộng của cầu thang thẳng là hỗ trợ người dùng di chuyển thuận tiện, dễ dàng. Bên cạnh đó, thiết kế cầu thang khá đơn giản và tiết kiệm diện tích.
Mặt cắt cầu thang xoắn ốc
Gia đình nào có diện tích khiêm tốn mà muốn gây ấn tượng mạnh thì nên lựa chọn mẫu cầu thang xoắn ốc. Mẫu cầu thang giúp tiết kiệm không gian bởi các mặt bậc thường dùng trụ để làm trung tâm. Thêm nữa, việc thi công cầu thang xoắn ốc cũng rất đơn giản, thường được làm từ chất liệu sắt, inox kết hợp kính hoặc gỗ.
Điểm trừ của cầu thang xoắn ốc là khó khăn di chuyển. Nên gia đình có người già và trẻ nhỏ không nên lựa chọn mẫu thiết kế này.
Mặt cắt cầu thang cong
Cầu thang cong sẽ giúp cho tổng thể không gian trở nên mềm mại, đẳng cấp hơn. Đa số các mặt cắt cầu thang cong đều thể hiện thiết kế tương đối lớn, giúp người dùng die chuyển lên xuống dễ dàng.
Tuy nhiên, cầu thang cong cần nhiều thời gian,chi phí xây dựng hơn các mẫu cầu thang khác. Có như vậy thì cầu thang mới đảm bảo an toàn và vận hành như mong đợi. Nếu bạn còn lăn tăn về mặt cắt cầu thang sắt, gỗ và các chất liệu khác thì hãy liên hệ với Cầu Thang Trung Thực theo hotline 098.442.8882 để được tư vấn!
Lưu ý khi thiết kế và thi công mặt cắt cầu thang
Mặt cắt cầu thang giúp cho nhà thiết kế, kỹ sư và chủ công trình nắm được kết cấu của cầu thang. Trong quá trình thiết kế, thi công cần lưu ý những yếu tố sau để cầu thang được an toàn và thẩm mỹ cao.
1. Tính an toàn cầu thang
Bố trí cầu thang an toàn là vấn đề được đặt lên hàng đầu tiên của mỗi gia đình. Nhất là với các thiết kế nhà ống thì an toàn cầu thang được tính toán kỹ lưỡng hơn. Bởi nhà ống có không gian khá khiêm tốn nên thường được thiết kế cầu thang thẳng. Do đó, cần tính toán các chất liệu tránh trơn trượt để hạn chế vấp ngã. Ngoài ra, chúng ta vẫn cần tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng cầu thang.
2. Thẩm mỹ cầu thang
Chúng ta cần chọn vị trí lý tưởng để đặt cầu thang. Vị trí này cần xem xét các yếu tố không gian và tiện ích cho toàn bộ ngôi nhà:
- Tiết kiệm không gian nếu nhà xây dựng trên diện tích khiêm tốn.
- Thẩm mỹ cầu thang và tạo điểm nhấn bằng không gian xanh bên dưới gầm cầu thang.
- Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên.
- Đảm bảo sự riêng tư, tiện ích, không đặt cầu thang ở vị trí gần phòng ngủ , nhà vệ sinh.
3. Chọn kiểu dáng cầu thang
Mỗi không gian sẽ có diện tích, phong cách thiết kế riêng biệt. Chính vì thế, gia chủ cần xem xét các yếu tố để chọn mẫu cầu thang phù hợp: Cầu thang chữ U, chữ L, cầu thang xoắn, cầu thang uốn cong,…
4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là nội dung quan trọng nhất để cho ra bản vẽ mặt cắt cầu thang chuẩn xác. Các tiêu chuẩn kỹ thuật mà cầu thang bắt buộc phải đáp ứng gồm:
- Chiều cao: Chiều cao cầu thang sẽ phụ thuộc vào chiều cao của ngôi nhà. Thông thường thì cầu thang cao 3.6m và có tổng số bậc là 21.
- Số bậc cầu thang: Được áp dụng theo công thức tính 4n + 1 để đảm bảo yếu tố phong thủy. Trong đó n được hiểu là số lần chu kỳ lặp lại khi đến từ 1 đến 4.
- Độ rộng vế cầu thang: Được tính từ khoảng cách giữa tường đến tay vịn cầu thang tối thiểu 90cm để quá trình di chuyển lên xuống thuận lợi.
- Chiều rộng của mặt bậc: Tối thiểu 25cm và không quá 30cm để đảm bảo độ dốc và kích thước cầu thang.
- Độ cao bậc thang: Tiêu chuẩn từ 15-18cm để lên xuống dễ dàng, hạn chế vấp ngã.
- Chiếu nghỉ: Đóng vai trò là nơi nghỉ chân, giảm mỏi chân khi lên xuống cầu thang. Thường thì chiếu nghỉ được bố trí sau 11 bậc với độ rộng tiêu chuẩn là 90cm.
- Cao độ lan can, tay vịn tối thiểu là 1.1m để đáp ứng độ an toàn.
Các yếu tố kể trên cần được tư vấn bởi kỹ sư, kiến trúc sư và thực hiện trên các phần mềm hỗ trợ để có bản vẽ mặt cắt chính xác cao.
Những điều cần tránh khi thiết kế cầu thang theo phong thủy
Khi cầu thang được thiết kế đáp ứng phong thủy thì gia chủ sẽ có được mọi điều tốt lành. Chính vì thế, trong quá trình tạo bản vẽ mặt cắt cầu thang thì gia chủ cần tính toán thật cẩn thận. Đặc biệt về thiết kế, chất liệu, vật liệu sử dụng cần tham khảo kỹ.
1. Tránh xây cắt góc cầu thang
Theo phong thủy, dáng cầu thang cong là thiết kế tối ưu cho mọi không gian. Tuy nhiên, rất nhiều gia đình có diện tích khiêm tốn như nhà ống lại lựa chọn cầu thang cắt góc. Điều này khiến cho tính phong thủy bị giảm sút gây bất hòa gia đình, công việc gặp khó khăn.
Đặc biệt nghiêm trọng nếu gia chủ đặt vị trí cầu thang cắt góc đối diện cửa ra vào. Muốn phá vỡ “điểm đen” phong thủy này, bạn có thể đặt chậu ảnh ở góc cầu thang nhằm tạo ra dáng cong cho cầu thang.
2. Đếm số bậc khi làm bản vẽ mặt cắt cầu thang
Số bậc cầu thang cũng là yếu tố phong thủy đặc biệt quan trọng. Hầu hết các công trình được đếm số bậc theo chu kỳ Sinh Lão Bệnh Tử. Theo đó, tổng số bậc thang của mỗi tầng nên là 17, 19, 21 để bậc cuối cùng dừng ở “Sinh”. Công thức chung để xây dựng số bậc là 4n + 1 trong đó n là số nguyên dương.
Về số bậc cầu thang, gia chủ cần lưu ý không nên xây quá nhiều bậc khiến cho người di chuyển mệt mỏi. Đặc biệt, gia chủ nên xây dựng 2 tầng khoảng cách không quá xa để đảm bảo vận khí lưu thông tốt nhất.
3. Kiểu dáng và phần chân cầu thang
Không xây dựng cầu thang để chân cầu thang hướng về cửa chính, cửa các phòng. Vì điều này có thể làm sức khỏe, tài lộc của chủ nhân ngôi nhà, căn phòng đó bị ảnh hưởng.
Các dáng cầu thang cong mềm mại được ưu tiên. Bởi các chuyên gia phong thủy cho rằng đây là thiết kế đón được nhiều nguồn khí tốt cho chủ ra. Đồng thời, những đường nét mềm mại còn giúp cầu thang tăng tính thẩm mỹ, tạo không gian tổng thể trang nhã, thanh lịch.
4. Tránh dùng màu đỏ trang trí
Màu đỏ làm tăng cảm giác bất an toàn cho người dùng. Vì thế mà hầu hết các loại thảm cầu thang không sử dụng màu này. Thay vào đó, gạch hoa, thảm màu gỗ, trầm sẽ giúp cầu thang đẹp, an toàn hơn. Ngoài ra, bạn nên thêm sắc xanh hoặc sử dụng đèn, tranh ảnh treo tường để không gian cầu thang thêm gần gũi, ấm cúng.
5. Hạn chế thiết kế xoắn quanh cột cho gia đình có trẻ nhỏ, người già
Luồng khí xoắn tạo ra bởi cầu thang xoắn có thể làm hại đến gia chủ và toàn bộ thành viên. Đặc biệt, nếu gia đình có người già, con nhỏ thì cầu thang xoắn còn gây cản trở tới quá trình di chuyển. Nhiều mối nguy về độ an toàn rình rập gia đình mỗi ngày.
6. Hạn chế mẫu cầu thang hở bậc
Để giữ được vượng khí trong nhà thì các chuyên gia phong thủy khuyên các gia chủ không nên xây dựng bậc thang hở. Các mẫu cầu thang xương cá hay không có thành chắn thường rất ít được sử dụng. Bởi các thiết kế này vô tình làm mất cân bằng luồng khí của ngôi nhà.
Ngoài ra, khi thực hiện bản vẽ mặt cắt cầu thang thì bạn cần ghi nhớ các nguyên tắc sau:
- Không đặt cầu thang giữa nhà vừa phá phong thủy, vừa làm mất không gian.
- Nên đặt cầu thang ở đầu hành lang tầng 1 và cuối hành lang các tầng 2, 3, 4 để đảm bảo sự lưu thông trường khí trong nhà.
Câu hỏi liên quan đến mặt cắt cầu thang
Các gia đình chuẩn bị xây dựng nhà cửa chắc chắn có nhiều điều băn khoăn về bản vẽ cầu thang. Dưới đây Cầu Thang Trung Thực đã giải đáp một số thắc mắc thường gặp của người dùng:
Tại sao cần nhiều hơn một mặt cắt cho một cầu thang phức tạp?
Cầu thang là một hạng mục có cấu trúc nhiều chi tiết trong ngôi nhà. Đặc biệt là các dạng như cầu thang xoắn ốc, cầu thang vòng cung,… cấu tạo sẽ càng phức tạp hơn. Muốn có được mô tả chi tiết và chính xác phục vụ quá trình thi công sau này thì chúng ta cần nhiều mặt cắt ở các vị trí quan trọng: Mặt cắt dọc, ngang, mặt cắt tại chiếu nghỉ,…
Thêm nữa, ở mỗi đoạn cầu thang sẽ có độ dốc khác nhau. Bản vẽ mặt cắt sẽ giúp gia chủ, bên thi công nắm bắt chính xác. Bên cạnh đó, các loại cầu thang treo, cầu thang bê tông thì mặt cắt giúp bên thi công nắm rõ cách bố trí cốt thép, mối nối đảm bảo thi công chuyên nghiệp, sử dụng an toàn.
Các kích thước tiêu chuẩn của bậc thang là gì?
Tiêu chuẩn xây dựng bậc thang được quy định như sau:
- Chiều cao bậc thang từ 15 – 17 cm.
- Chiều rộng bậc thang: Tối thiểu 27cm, dao động trong khoảng 28 – 30cm.
- Chiều cao bậc trống: Khoảng cách của 2 bậc liền kề nhau bằng chiều cao bậc.
- Độ sâu bậc: Được tính từ mép ngoài của bậc tới chân bậc cầu thang thường từ 2-3cm.
Độ dốc của cầu thang ảnh hưởng như thế nào đến mặt cắt?
Độ dốc cầu thang có ảnh hưởng trực tiếp tới kích thước bậc thang. Theo đó, độ dốc càng lớn thì chiều cao bậc thang càng nhỏ, độ rộng bậc thang càng lớn để đảm bảo quá trình di chuyển lên – xuống an toàn. Độ dốc cầu thang phụ thuộc lớn vào khoảng cách 2 tầng. Mỗi công trình tương ứng với một thiết kế cầu thang có độ dốc khác nhau. Từ đó, bản vẽ mặt cắt cầu thang cũng khác nhau và độ dốc được thể hiện chi tiết qua bản vẽ.
Chiều cao lan can tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Kỹ thuật xây dựng cầu thang đòi hỏi tiêu chuẩn chiều cao lan can là 90cm. Chiều cao lan can được tính từ mặt bậc thang lên đến tay vịn. Tùy vào gia đình, công trình mà chiều cao này được thay đổi linh động. Tuy nhiên, chiều cao không dưới 90cm để đảm bảo an toàn.
Những sai lầm thường gặp khi thiết kế và thi công cầu thang dựa trên mặt cắt?
- Kích thước bậc không đều, thiếu chính xác làm di chuyển khó khăn, gây mất an toàn.
- Độ dốc quá lớn sẽ khiến người dùng mỏi chân, thậm chí dễ vấp ngã, rất bất tiện cho gia đình có trẻ nhỏ, người già.
- Kết cấu không chắc chắn: Rung lắc, không chịu được trọng tải theo nhu cầu đề ra ban đầu.
Công nghệ 3D có vai trò như thế nào trong việc thiết kế mặt cắt cầu thang?
Công nghệ 3D cho phép trực quan hóa hình ảnh cầu thang để gia chủ, kiến trúc sư có thể hình dung về kiểu dáng, kích thước, bố cục cầu thang sau khi xây dựng. Từ đó, cho phép tối ưu hóa thiết kế, chỉnh sửa các chi tiết theo mong muốn mà không phải sửa đổi bản vẽ nhiều lần.
Đồng thời, công nghệ 3D còn hỗ trợ phát hiện ra lỗi, sai sót để sửa chữa ngay từ đầu. Từ đó, các bản vẽ sẽ đảm bảo tính kỹ thuật và chính xác cao.
Các phần mềm nào được sử dụng phổ biến để vẽ mặt cắt cầu thang?
Như đã phân tích ở phía trên, có 3 phần mềm được dùng phổ biến để vẽ mặt cắt cầu thang đó là: AutoCAD, Revit, SketchUP. Tuy nhiên, các phần mềm này đòi hỏi người dùng phải có kỹ thuật cao, được qua đào tạo. Vậy nên bạn hãy nhờ người có kinh nghiệm hoặc thuê dịch vụ thiết kế, thi công để có bản vẽ mặt cắt cầu thang chất lượng nhất.
Lời kết
Thiết kế bản vẽ cầu thang rất quan trọng trong quá trình thi công cầu thang khoa học, an toàn. Nếu bạn không có kinh nghiệm thì nên nhờ dịch vụ để đảm bảo có được bản vẽ chất lượng, phù hợp nhất với tổng thể không gian ngôi nhà. Cầu Thang Trung Thực sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, hãy gọi ngay tới hotline 098.442.8882 để được tư vấn!
Tin liên quan
Xem tất cảMâm Cầu Thang: Bảng giá 50 Mẫu mới 12/2024
Bạn đang tìm kiếm mẫu mâm cầu thang thiết kế độc đáo, ấn tượng làm mới không gian sống nhà mình? Bạn muốn tham khảo...
Báo giá 50+ Mẫu Cầu Thang Kính Đẹp 12/2024
Cầu thang kính có cấu tạo ra sao mà được ứng dụng ngày càng phổ biến? Giá thi công cầu thang bằng kính là bao...
Bảng Giá Tay Vịn Cầu Thang Gỗ Sồi mới 12/2024
Tham khảo bảng giá trước khi mua hàng giúp bạn dễ dàng dự tính chi phí cần phải thanh toán. Từ đó tránh được những...
Tay Vịn Cầu Thang Sắt Hộp đẹp nhất 12/2024
Tay vịn cầu thang sắt hộp được làm từ vật liệu sắt hộp, có thiết kế hình khối vuông hoặc chữ nhật, tạo nên các...
Thanh Lý Cầu Thang Gỗ Cũ Mua Bán Tại Nhà 12/2024
Thanh lý cầu thang gỗ cũ tại nhà chưa bao giờ dễ dàng đến thế! Với dịch vụ thu mua cầu thang gỗ cũ tận...
50+ Mẫu Cầu Thang Tròn Hiện Đại 12/2024
Cầu thang là phần thiết kế được gia chủ đặc biệt quan tâm. Bởi phần nội thất này không chỉ đóng vai trò liên kết...